Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

QUÁ ĐỘ ĐI ĐÂU ?

 

Phạm Trần


Không phải tự dưng mà hai ngành Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ra sức bảo vệ Đảng và Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, vào dịp kỷ niệm 30 năm khối Cộng sản, do Nga lãnh đạo tan vỡ (25/12/1991 – 25/12/2021).

Nguyên do vì khối Liên bang Xô Viết sụp đổ, sau 70 năm cai trị hà khắc, đã để lại những bài học đắt giá cho đảng CSVN:

-Thứ nhất, đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội bằng quyết định
sửa đổi Điều 6 Hiến pháp Liên Xô ngày 15-3-1990.

Điều 6 cũ viết:” Đảng Cộng sản Liên Xô được hiến định là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội Xô viết”, được đổi là: “Đảng Cộng sản Liên Xô cùng với các đảng chính trị khác tham gia vào việc hoạch định chính sách của nhà nước Xô viết”.

 

Vì quyết định này mà hàng trăm đảng chính trị đối lập ra đời, biến nhà nước một đảng cầm quyền sang đa đảng lãnh đạo.

Thứ hai, cũng vì Điều 6 mới mà đảng Cộng sản Nga đã mất quyền kiểm soát Quân đội và KGB, cơ quan an ninh nội chính, tình báo và cảnh sát sắt máu nhất của Liên bang Sô viết trong thời chiến tranh lạnh.

-Thứ ba, đảng Cộng sản và chính phủ các nước theo Nga nói không còn được ai nghe nữa, vì lúc bấy giờ trong hàng ngũ lãnh đạo, đã có nhiều người  “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” , không muốn duy trì nhà nước Cộng sản nữa. Từ sự chuyển hướng này, tập quán “tập trung dân chủ”, chỉ áp dụng trong nội bộ đảng viên Cộng sản mất hiệu lực.

-Thứ tư, ba lý do trên bắt nguồn từ quyết định bất ngờ của đảng Cộng sản Đông Đức vào ngày 08 tháng 11 năm 1989 cho phép nhân dân Đông Đức được phép vượt qua bức tường Bá Linh (Berlin Wall), chia đôi nước Đức, để đoàn tụ với người dân Tây Đức. Có khoảng 2 triệu người dân hai miền Đông-Tây Đức đã đổ về Bức tường ăn mừng suốt đêm, đồng thời dùng búa và rìu cố gắng phá vỡ bức tường.

Cuối cùng, the Berlin Wall (bức tường Bá Linh) đã chính thức bị phá sập bởi những máy ủi và cần cẩu khổng lồ, kết thúc  phân ly hai miền từ năm 1945.

Từ biến cố này, các nước Cộng sản Đông Âu và Trung Âu lần lượt sụp đổ.  Cũng nên biết, vào ngày 12/06/1987, trong chuyến thăm bức tường Bá Linh, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã kêu gọi lãnh đạo đảng Cộng sản Nga khi ấy là Mikhail Gorbachev hãy “phá bỏ bức tường này”. (“Mr. Gorbachev, tear down this wall”)

BÀI HỌC CHO SVN

Những diễn biến lịch sử đẩy lùi “thế giới Công sản” vào dĩ vãng trên đây đã để lại cho lãnh đạo đảng CSVN những bài học ray rứt và lo sợ cho vận mệnh của chính họ. Vì vậy, vào năm 1986, dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, chủ trương gọi là “Đổi mới” được ban hành . Từ đó, đảng CSVN đã công bố hàng loạt Nghị quyết “xây dựng, chỉnh đốn đảng”, tập trung vào công tác huấn luyện và đào tạo lớp cán bộ lãnh đạo then chốt, song song với chủ trương chống tham nhũng và giám sát. Các biện pháp kỷ luật đảng viên vi phạm Điều lệ đảng và những Điều đảng viên không được làm được thi hành triệt để. Nhiều lãnh đạo tham nhũng trong đảng và quân đội đã bị loại trừ và kết án tù. Hàng chục ngàn cán bộ, đảng viên khác cũng bị kỷ luật hay bị khai trừ khỏi đảng.

Cuộc thanh lọc hàng ngũ từ năm 2011 của đảng CSVN, khi ông Nguyễn Phú Trọng lên cầm quyền, đã đặt trọng tâm vào phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và đẩy lùi suy thoái về đạo đức, lối sống trong hàng ngũ càn bộ lãnh đạo.

Nhưng cũng từ bài học Liên Xô tan rã mà đảng CSVN đã đặt Quân đội và Công an dưới quyền kiểm soát trực tiếp và toàn diện của đảng. Bằng chứng là Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng còn kiêm nhiệm các chức vụ gồm
Bí thư Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Hai lực lượng rường cột này cũng đã  tuyên thệ tuyệt đối trung thành và bảo vệ đảng cầm quyền.

 

Ngoài ra, đảng CSVN còn tăng cường công tác chống “diễn biến hòa bình”, bị Việt Nam tố cáo là của “các thế lực thù địch” nước ngoài chống Việt Nam, bao gồm cả những  tổ chức chống Cộng của người Việt Nam ở nước ngoài và thành phần bị gọi là “biến chất” và “cơ hội” trong nước do Mỹ xúi giục và cầm đầu.

Cũng vì sợ dẫm vào vết xe đổ 30 năm trước của đảng Cộng sản Liên Xô mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vội vã giải thích “Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa?”  trong bài viết ngày 16/05/2021 ("Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.").

Ông Trọng nói:”Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác.”

Nói về phản ứng của nội bộ thời bấy giờ, ông Trọng cho biết:” Có người còn phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không?”

QUÁ ĐỘ ĐI ĐÂU ?

Hỏi như vậy rồi cũng chính ông trả lời:”Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.”
 
Ông Nguyễn Phú trọng nói như máy nước chảy như thế nhưng tại sao cho đến bây giờ, sau hơn 35 năm “đổi mới” ông Trọng và toàn đảng vẫn còn khan cổ hô hào toàn dân kiên trì đấu tranh  để “quá độ lên Chủ nghĩa xã hội”, mặc dù không ai biết mặt mũi nó như thế nào, hay ở đâu ?

Có điều chắc như bắp là khi ông Trọng nói thao thao bất tuyệt như thế thì ông quên sờ lên gáy để thấy chế độ CSVN đương thời đã đẻ ra muôn vàn tệ nạn và khó khăn cho người dân. Đó là tình trạng tham nhũng luôn luôn nghiêm trọng đến mức phải gọi là “quốc nạn”; cán bộ, đảng viên sa sút đạo đức, lối sống, coi dân như tầng lớp bị trị để bóc lột như thời phong kiến, thực dân. Trong khi tình hình kinh tế vẫn đì đẹt sau nhiều nước trong khu vực, ngoại trừ Lào, Kmpuchea và Miến Điện.

Công bằng, xã hội và các quyền tự do cơ bản, kể cả các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, lập hội và biểu tình đòi công lý đã bị kiểm soát và ngăn chặn. Thậm chí quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo cũng phải xin-cho giữa dân và đảng cầm quyền. Trong khi những đặc quyền và đặc lợi luôn luôn thuộc về giới có chức có quyền từ Trung ương xuống cơ sở và trên lưng người dân.

 
Vì vậy, chính cá nhân ông Trong cũng chưa biết con đường “quá độ” lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam còn phải vượt qua những chông gai nào. Ông từng nói:” Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” (Phát biểu về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, báo Thanh Niên ngày 24/10/2013)

Từ cái “không biết” này, mà trong bài viết n
gày 16/05/2021, ông Nguyễn Phú Trọng đã gieo rắc hoài nghi hơn nữa về Chủ nghĩa xã hội tương lai ở Việt Nam :”Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới.”

Vậy thì ông Trọng đang dẫn đảng “quá độ” đi đâu và tìm cái gì ?

Cũng vô định hướng như thế nên từ Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), đã viết bừa rằng :”Chúng ta một lần nữa khẳng định: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử".

Nhưng “khát vọng” này đến bao giờ mới thành hiện thực là điều còn xa vời, nếu không phải là cuộc phiêu lưu viển vông. Thái độ này cũng giống như khi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã ảo tưởng rằng:” Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”.

Lãnh đạo Việt Nam còn liều lĩnh ôm cho đầy túi tham khi khẳng định trong Cương lĩnh:”Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” Đồng thời còn ghi cả vào Điều 4 Hiến pháp năm 2013 để chắc ăn:”Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

 

Rõ ràng ăn nói như thế là đảng đã để lộ lòng tham vô đáy để cướp quyền làm chủ đất nước của dân vì dân chưa bao giờ trao quyền lãnh đạo cho  đảng.

CÃI LẤY ĐƯỢC

 

Tuy nhiên, theo lập luận của phe Quân đội CSVN thì  vấn đề “quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội” vẫn còn là yêu cầu bức thiết và chính đáng của Việt Nam.

 

Phản ảnh cho lập luận này đã xuất hiện trên báo Quân đội Nhân dân (QĐND), cơ quan thông tin của Bộ Quốc phòng. QĐND viết:”Hiện nay một số luận điệu sai trái cho rằng: Thật không tưởng khi nói thời đại ngày nay là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy, từ Đại hội XIII trở đi, không nên nói đến chủ nghĩa xã hội nữa. Cụ thể hơn, họ cho rằng làm gì có thời đại quá độ; nội hàm, đặc điểm, xu thế của thời đại là sự mơ hồ; hai nội dung cốt yếu của thời đại đã bị lịch sử phủ định. Bởi thế, khi không còn Liên Xô và hệ thống XHCN nữa thì Việt Nam làm sao có thể đi lên chủ nghĩa xã hội được.” (báo QĐND, ngày 3/01/2022)

Dù thực tế là như thế nhưng bài viết vẫn quanh co :”Trong khi khẳng định thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta nhận rõ tình hình phức tạp, quanh co và rất lâu dài của quá trình chuyển biến xã hội nên đã hướng vào đánh giá trực tiếp những động thái, đặc trưng, xu hướng và tính chất trong giai đoạn hiện nay của thời đại.”

“Quanh co và rất lâu dài” để Việt Nam Cộng sản tiến đến “Xã hội Chủ nghĩa hoàn thiện” là điều không thể tránh được vì đảng CSVN đã đi sai đường. Càng kéo dài “quá độ” bao nhiêu thì CSVN chỉ đẩy dân tộc từ lầm than này đến tụt hậu khác mà thôi.

 

Vì vậy, khi những người Cộng sản Việt Nam huyênh hoang “đảng ta là đạo đức là văn minh” thì nên nhìn vào trong gương để thấy mặt mình có méo mó chỗ nào không để sửa đổi. Nếu không thì làm sao thấy được cái bóng của mình  đã mờ nhạt thế nào trước mắt dân ? -/-


Phạm Trần

(01/022)

Lập quyền dân chúc mừng năm mới Nhâm Dần 2022


 

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

Nhà hoạt động Lê Trọng Hùng không nhận tội, bị tuyên án 5 năm tù

 

Một tòa án sơ thẩm ở Việt Nam đã kết tội ông Lê Trọng Hùng, một nhà báo độc lập thường phơi bày vấn nạn tham nhũng trong nước, là ‘tuyên truyền chống Nhà nước’ và tuyên án ông Hùng 5 năm tù cùng 5 năm quản chế mặc dù ông Hùng không nhận tội tại phiên tòa.

Tổ chức Nhà báo Không biên giới, tức Reporters Sans Frontière, đã lên án bản án này và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam ‘trả tự do cho ông Hùng ngay lập tức’.

Bản án đã được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên vào ngày 31/12 theo điều 117 Bộ Luật Hình sự quy định về tội ‘Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’, theo bản tin của hãng thông tấn Nhà nước.

Cáo trạng của bên công tố được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lại cho biết ông Hùng, còn gọi là ‘Hùng Gàn’, 43 tuổi, đăng tải các video ‘có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân’ trên trang fanpage ‘Chấn Hưng Việt Nam TV’, tức CHTV Vietnam, trên Facebook.

Tòa án đã phán quyết là ông Hùng ‘phạm tội rất nghiêm trọng’; ‘trực tiếp xâm phạm an ninh quốc gia’; ‘gây mất lòng tin của nhân dân vào thể chế chính trị’; ‘gây mất ổn định về văn hóa-tư tưởng’, do đó ‘cần xử nghiêm’.

Ông Hùng thừa nhận có làm những hành vi mà Tòa nêu, theo bản tin của Thông tấn xã Việt Nam, nhưng cho rằng mình ‘không có tội’.

Các video được bên công tố trưng đưa ra làm bằng chứng kết tội nhà hoạt động này là: ‘Tại sao công dân trưởng thành có bổn phận tranh cử?’; ‘Khi nền tư pháp đóng vai trò phá hủy pháp luật thì phải ứng xử như thế nào với nó?’; ‘Thư khẩn gửi Quốc hội yêu cầu khẩn cấp mở Tòa Bảo hiến để xử về vụ Đồng Tâm’; ‘Tại sao có quá nhiều công dân bị oan sai? Làm gì để giải quyết dứt điểm vấn nạn này?’….

‘Tòa tuân theo lệnh Đảng’

Trong tuyên bố đưa ra ngay sau khi ông Hùng bị tuyên án, RSF lưu ý tòa án Hà Nội ‘chỉ cần chưa tới hai tiếng đồng hồ để xét xử ông Hùng’ , và rằng ông Hùng ‘đã bị bắt và giam giữ tùy tiện trong 9 tháng trời trước khi phiên tòa diễn ra’. Ông cũng không được gặp luật sư mãi cho đến ngày 22/11 trong khi vợ ông, bà Đỗ Lê Na, không được phép tham dự phiên tòa, tổ chức quốc tế bảo vệ các nhà báo này chỉ ra.

“Bản án gây sốc 5 năm tù của Lê Trọng Hùng một lần nữa cho thấy hệ thống tư pháp Việt Nam hoàn toàn thiếu độc lập và làm thế nào tòa chỉ giới hạn ở việc thực hiện mệnh lệnh của Đảng Cộng sản cầm quyền,” ông Daniel Bastard, người phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF, tuyên bố.

“Chính quyền Việt Nam hiện tại đã trơ trẽn vi phạm điều 25 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó mạnh mẽ khẳng định quyền tự do báo chí. Sự khinh miệt tồi tệ đối với nền pháp trị phải chấm dứt,” ông Bastard nói thêm.

Theo RSF thì ông Lê Trọng Hùng thường xuyên đưa tin về các vụ việc tham nhũng và trưng dụng bất hợp pháp và cung cấp thông tin pháp lý để giúp đỡ các nạn nhân.

Ông Hùng là nhà đồng sáng lập kênh CHTV thứ hai trở thành nạn nhân bị đàn áp ở Việt Nam. Trước đó, người dẫn chương trình của kênh là ông Lê Văn Dũng đã bị bắt vào tháng 6 năm 2020.

Việt Nam đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2021 của RSF, với tổng cộng 44 người hiện đang bị giam giữ, theo số liệu của RSF.

Trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa 15 hồi tháng 5 năm nay, ông Lê Trọng Hùng đã ra tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập. Hai tháng trước ngày bầu cử, công an Hà Nội đã bắt giam ông với cáo buộc ‘Tuyên truyền chống nhà nước’.


Ứng viên ĐBQH độc lập Lê Trọng Hùng bị tuyên 5 năm tù giam

RFA
2021.12.31

Kiến nghị 117

 Lời thưa đầu năm 2022.

Bước vào Năm Mới 2022,với cầm tinh con Hổ Trắng, Lập Quyền Dân,xin gởi đến quý Ông Bà, Anh, Chị Em bằng hữu xa gần, trong và ngoài nước,lá thiếp chúc mừng Năm Mới,với hình tượng ngũ hổ,logo Minh Triết và đóa mai vàng đằm thắm.

Kính chúc mọi người có sức khỏe như hỗ đễ sẵn sàng vượt qua tai ách cô vy cúm Tàu.Kính chũ toàn thể nhân dân , Đất nước ta có sức mạnh như hổ để vừa tự cường tự lập vừa có đủ tài năng và ý chí để có thể tiếp nhận được sức mạnh từ Hổ trăng (phương Tây),đặng cân bằng sức mạnh để với anh em đồng hội đồng thuyền Đông Nam Á, vững chân làm chủ biển Đông.

Vào đầu năm cũng xin gởi tới quý bạn đọc mấy bài phân tích tình hình đất nước mà chúng tôi tâm đắc, trong đó có bản Kiến nghị đòi xóa bỏ những điều luật hình sự vi hiến đang gây nhiều đau khổ cho nhân dân ta.Kính.


KIẾN NGHỊ 117: YÊU CẦU HỦY BỎ 3

ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

PETITION 117: TO ABOLISH 3 ARTICLES

IN VIETNAM’S 2015 CRIMINAL CODE

(English below)

XIN MỞ TRANG WEB SAU ĐÂY ĐỂ KÝ TÊN HƯỞNG ỨNG:

PLEASE OPEN THE WEBSITE BELOW TO SIGN THE PETITION:

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSf5bTQIsffMCyQeJ6SUEAKr5CWBR

SyW9x4cJoxQ3wHbdBfdUQ/viewform


KIẾN NGHỊ 117: YÊU CẦU HỦY BỎ 3 ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

Ngày 01-01-2022

Kính gửi:

- Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp

Nguyễn Xuân Phúc;

- Chủ tịch Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vương Đình Huệ;

- Các Đại biểu Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thưa quý vị,

1) Bốn mươi năm trước, năm 1982, Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về các Quyền Dân

sự và Chính trị (ICCPR). Đây là luật quốc tế và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam

phải có nghĩa vụ thực thi và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam thực thi - và ngăn

chặn các cơ quan chấp pháp vi phạm - các quyền dân sự và chính trị của mình được quy định

trong luật quốc tế này.

2) Hiến pháp 2013 của CHXHCN Việt Nam quy định:

- “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính

trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp

và pháp luật” (Điều 14.1).


- “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu

tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25).

Nghĩa vụ của Quốc hội là phải ban hành các (điều) luật để đảm bảo cho công dân có thể thực thi

các quyền của mình. Các (điều) luật này có 2 khía cạnh. Một mặt (2.a) liên quan đến các hạn chế

quyền, thì luật phải nêu chi tiết rõ ràng không thể hiểu lầm, nếu nêu quá rộng hay mơ hồ thì

chính quốc gia tham gia ICCPR, tức là CHXHCN Việt Nam, vi phạm Điều 2 của luật quốc tế

ICCPR. Mặt khác (2.b) liên quan đến những cá nhân và cơ quan vi phạm và cản trở các quyền

của công dân, thì nhất thiết phải có quy định để trừng trị (nếu Quốc hội thực sự muốn người dân

và các cơ quan công quyền tôn trọng Hiến pháp).

3) Đáng tiếc, Quốc hội đã không ra những luật cụ thể tạo thuận lợi cho công dân thực thi các

quyền theo các Điều 14.1 và 25 của Hiến pháp và các hạn chế cụ thể, trong khi đó lại thông qua

nhiều điều luật của các luật khác nhau liên quan đến hạn chế quyền, những điều luật này vi

phạm đúng điều đã nêu ở điểm (2.a) nói trên: quá rộng và mơ hồ, dẫn đến những sự vi phạm

nghiêm trọng luật quốc tế, bị các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) lên án gay gắt. Liên quan

đến khía cạnh trừng phạt nêu ở điểm (2.b) nói trên, thì cũng không có quy định rõ ràng. Điển

hình là 3 điều của các bộ luật Hình sự (1999 và 2015) hết sức mơ hồ và có thể bị một số cá nhân

và cơ quan chấp pháp lạm dụng để cản trở công dân thực hiện các quyền hiến định của mình

cũng như các quyền được quy định trong ICCPR, như thế chính những cá nhân và cơ quan chấp

pháp vi phạm luật quốc tế, vi phạm hiến pháp và vi phạm luật chứ không phải công dân bị vu cho

các tội ấy. Những kẻ lạm dụng, cản trở lại không bị trừng trị vì thiếu vế (2.b) trong các điều luật.

Các vị đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua các luật này không thể thoái thác trách nhiệm

của mình!

Ba điều đó là Điều 79 (BLHS 1999) tương ứng với Điều 109 (BLHS 2015), Điều 88 (BLHS 1999)

tương ứng với Điều 117 (BLHS 2015) và Điều 258 (BLHS 1999) tương ứng với Điều 331 (BLHS

2015).

Do Quốc Hội còn nợ các luật liên quan đến Điều 25 Hiến pháp cho nên không có cơ sở pháp lý

cho 3 điều này của Bộ Luật Hình sự.

3.1) Các Điều 79 (BLHS 1999) và 109 (BLHS 2015) về “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền

nhân dân” không được quy định rõ ràng nên trong thời gian qua đã có 52 người bị bắt tù theo hai

điều luật này với 3 án tù chung thân, 2 người chưa xử và 47 người bị kết án tổng cộng hơn 550

năm tù giam; sự mơ hồ của điều luật này đã tạo cớ cho những sự vi phạm luật quốc tế, vi phạm

Hiến pháp một cách nghiêm trọng và vì thế cần được hủy bỏ (hay sửa đổi với quy định rất rõ để

không ai có thể hiểu lầm được). “Lật đổ” theo từ điển Tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học) có

nghĩa là “làm cho sụp đổ bằng bạo lực”. Tuyệt đại đa số những người bị tuyên án về tội này đều

sử dụng các biện pháp ôn hòa và các quyền hiến định của họ [ngay cả Hồ Chí Minh khi nói “dân

có quyền đuổi chính phủ” chắc cũng bị vu cho tội này nếu như ông còn sống].

3.2) Các Điều 88 (BLHS 1999) về “tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa


Việt Nam” và Điều 117 (BLHS 2015) về “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin,

tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (điều này vẫn hết

sức mơ hồ, và nặng hơn Điều 88 trước kia) với 59 người bị bắt vì các tội nêu trong hai điều trên,

trong số đó 7 người chờ xử và 52 người còn lại đã bị kết án tổng cộng 400 năm tù giam. Quy

định mơ hồ, dễ cho các cơ quan chấp pháp diễn giải và vu cho bất kể ai thực hiện các quyền

hiến định trong Điều 25 của Hiến pháp là vi phạm pháp luật, có thể bị bắt, bị kết án tù nặng. Vì

thế cần hủy bỏ Điều 117 và không quy kết bất cứ ai theo Điều 88 nữa (Phạm Đoan Trang đã bị

quy kết theo Điều 88 khi Điều 117 đã có hiệu lực).

3.3) Kỳ lạ hơn nữa là các Điều 258 (BLHS 1999) và 331 (BLHS 2015) về “tội lợi dụng các quyền

tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Cho đến nay đã có 23 người bị bắt trong đó 11 người đã bị tuyên phạt hơn 50 năm tù giam.

Những điều luật này nhằm hạn chế các quyền được nêu trong các Điều 24 và 25 của Hiến pháp,

rõ ràng vi phạm ICCPR. Việc lợi dụng các quyền trên từ phía công dân là vô nghĩa, và giả như ai

đó (tổ chức, cá nhân) bị xâm phạm lợi ích thì người bị hại đó nên kiện người bị cho là xâm phạm

ra tòa án dân sự. Trong tất cả các phiên xử 11 người theo Điều 258 hay Điều 331 không có sự

hiện diện của bất cứ “người bị hại” nào bất chấp yêu cầu của các luật sư. Phải hủy bỏ hoàn toàn

Điều 331 phi lý, vi hiến và vi phạm luật quốc tế này.

Những quy định mơ hồ của các Điều 109, 117 và 331 của Bộ luật Hình sự đã mở đường cho các

cơ quan chấp pháp vi phạm nghiêm trọng Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị,

vì thế Việt Nam bị các tổ chức quốc tế, các nước dân chủ và cả các cơ quan LHQ lên án (thí dụ

các phán quyết của Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của LHQ, Văn phòng Cao ủy LHQ về

Nhân quyền gần đây, nhất là vụ liên quan đến nhà báo Phạm Đoan Trang) làm tổn hại nghiêm

trọng đến danh dự của Việt Nam trước thế giới.

Trong số 134 người bị bắt và bị bỏ tù vì 3 điều này, số bị tù trong 5 năm qua (2017-2021) lên đến

93 người, trong đó trong hai năm (2020-2021) lên đến 35 người và chỉ riêng từ 14 đến 31 tháng

12 năm 2021 đã có 5 người bị tuyên các bản án hết sức nặng nề (Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá

Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung và Lê Trọng Hùng) khiến dư luận quốc tế hết sức bất

bình.

Vì các lý do nêu trên, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp của công dân Việt Nam được nêu

trong Hiến pháp, các luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, cũng như bảo vệ danh dự của Việt

Nam trước thế giới, chúng tôi, các tổ chức và cá nhân ký tên sau đây yêu cầu trả tự do cho tất cả

các tù nhân chính trị và đồng kiến nghị quý vị làm tròn bổn phận của mình bằng việc:

- Hủy bỏ các Điều 117 và 331 của Bộ luật Hình sự 2015;

- Hủy bỏ (hoặc sửa đổi bằng quy định rõ ràng để không ai có thể hiểu lầm) Điều 109 của Bộ luật

Hình sự 2015.

Xin trân trọng cảm ơn


-----------------------------------------------------------------------------------

PETITION 117: TO ABOLISH THREE (3) ARTICLES IN VIETNAM’S 2015 CRIMINAL CODE

January 1, 2022

To:

- Nguyen Xuan Phuc – President of the Socialist Republic of Vietnam; Chairman of the

Committee on Judiciary Reform

- Vuong Dinh Hue — Chairman of the National Assembly

- All Delegates to the National Assembly

Subject: Request that Article 117 and Article 331 of the 2015 Criminal Code be abolished, and

Article 109 be either abolished, amended or modified.

Dear Sirs and Madams,

Exactly forty years ago, in 1982, the Socialist Republic of Vietnam became a signatory to the

International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR). Consequently, Vietnam has an

obligation to abide by the rules set forth therein, to make it easier for its citizens to exercise those

rights which are protected by the Covenant, and to prevent law enforcement from violating those

rights.

The 2013 Constitution of Vietnam specifically states:

- “Within the Socialist Republic of Vietnam, human rights and the rights of citizens in the political,

economic, cultural and social spheres are acknowledged, respected, protected, and guaranteed

by the Constitution and the law.” (Article 14.1)

- “Citizens have freedom of speech, freedom of the press, freedom to seek information, to meet,

to form associations, to protest. Their ability to exercise these freedoms shall be encoded by

legislations. (Article 25)

The National Assembly, therefore, has the duty to create laws guaranteeing that citizens can

exercise those constitutional rights. These laws have two main requirements. The first has to do

with defining the limits of a person’s rights — the laws must spell out precisely what’s not allowed

so that there won’t be any confusion. If the laws are too broad or too vague then they won’t

comply with Article 2 of the ICCPR. The second requirement deals with the consequences for

individuals or government agencies who violate or obstruct the rights of citizens. If the Legislature

truly wants our citizens and law enforcement to respect the Constitution, then there must be

appropriate punishment for any violations.


Unfortunately, the National Assembly has not created any laws with enough specificity to make it

easy for citizens to exercise their rights according to Articles 14.1 and 25 of the Constitution with

clearly defined limitations therewith. At the same time, it has passed many laws that limit citizens’

rights; these laws in fact violate the first requirement stated above: they are too broad and too

vague, which have led to serious infractions of international rules and thus have been severely

criticized by the UN.

Regarding appropriate punishment, as pointed out in the second requirement, there still are no

clear guidelines. This can easily be seen in three Articles in the Criminal Codes of 1999 and

2015. Those articles are so opaque and so ill-defined that they can easily be, and indeed have

been, abused by law enforcement to prevent citizens from exercising not only their constitutional

rights but also those defined by the ICCPR. As a matter of fact, the people guilty of breaking

international laws have been individuals who work in law enforcement and not the citizens whom

they have wrongly accused. And yet, those people aren’t punished because the current statutes

do not have any kind of enforcement or deterrence mechanism.

Legislators who voted for those articles should be held accountable. Specifically, three Articles

that they passed must immediately be addressed: Article 79 of the 1999 Criminal Code (1999-

CC) equivalent to Article 109 of the 2015 Criminal Code (2015-CC); Article 88 (1999-CC) or

Article 117 (2015-CC); and Article 258 (1999-CC) or Article 331 (2015-CC). Because the National

Assembly have yet to produce the required statutes related to Article 25 of the Constitution, there

is no legal basis for the existence for these three articles at all.

Articles 79 (1999-CC) and 109 (2015-CC) — “activities aimed to overthrow the people’s

government” — are so vague that in the past some 52 people have been convicted for them —

three life sentences, two have yet to be tried, and 47 prison sentences with a total of more than

550 years combined. The imprecise wording of these two articles has been repeatedly used as

an excuse to violate not only international law but also Vietnam’s own Constitution. Without

question, this article needs to be removed (or at least rewritten with clearer language to prevent

misinterpretation).

According to a dictionary by the Vietnamese Dictionary Institute, the word “overthrow” (lật đổ)

means “to cause collapse using violence”. Virtually all of the individuals accused of this “crime”

have only used peaceful means and constitutionally guaranteed rights (Ho Chi Minh himself, who

said “citizens have the right to fire the government,” probably would have been accused of this

same crime if he were alive today).

Article 88 (1999-CC), “propaganda against the Socialist Republic of Vietnam,” and Article 117

(2015-CC), “create, store, distribute or propagate information, documents, products to oppose the

Socialist Republic of Vietnam” (which is even more vague and much more severe than its 1999

version) have resulted in 59 arrests. Of those, seven are awaiting trial, the other 52 have been

sentenced to 400 years in prison in total. These loosely worded statutes make it easy for law

enforcement to interpret them any way they like, allowing the authorities to falsely accuse and

harshly imprison anyone who simply wish to exercise their rights according to Article 25 of the


Constitution. Therefore, the government needs to nullify Article 117 and stop charging citizens

based on the obsolete Article 88. (Pham Doan Trang was recently charged based on Article 88

even though Article 117 had already superseded it.)

But even more bizarre are Articles 258 (1999-CC) and 331 (2015-CC) which deal with “abuse of

democratic freedoms that violate the interests of the State, rights, legal interests of organizations

and individuals.” As of today, twenty-three (23) individuals have been arrested for this; of those,

eleven (11) have been sentenced to a total of more than 50 years in prison. These laws are

written to restrict the rights afforded by Articles 24 and 25 of the Constitution and therefore violate

the ICCPR. It is utterly meaningless for the government to accuse citizens of “abuse” for

exercising these rights (and even if some entity had been damaged somehow by such exercise,

that entity could always by law sue the offender in a civil court). Indeed, at the trials of the eleven

individuals charged with violating Article 258 or 331, no “victim” ever appeared despite repeated

requests by the defense. The government must abolish these irrational and unconstitutional

statutes which themselves violate international law.

The vagueness of Articles 109, 117 and 331 of the Criminal Code has opened up an avenue for

law enforcement agencies to trample on the International Covenants on Civil and Political Rights.

It explains why Vietnam has constantly been criticized by the international community, by

democratic governments, and by UN agencies such as the Working Group on Arbitrary Detention

(WGAG) or The Office of the UN High Commissioner for Human Rights (OHCHR). Vietnam’s

continued disregard for the law, as displayed by its recent prosecution of journalist Pham Doan

Trang, only makes Vietnam look barbaric in the eye of the free world.

Of the 134 people who have been imprisoned by these three articles, 93 were jailed in just the

past five years (2017-2021). Of those, 35 were arrested within a two-year period (2020-2021).

And from December 14-31 of 2021, five individuals — Pham Doan Trang, Trinh Ba Phuong,

Nguyen Thi Tam, Do Nam Trung and Le Trong Hung — were given extremely harsh sentences

that have caused great consternation in the international community.

Based on the above stated reasons, with the desire to respect the legal rights of Vietnamese

citizens as stated in the Constitution and enshrined in international covenants which Vietnam is a

signatory, and to protect the reputation of Vietnam before the world — we, the undersigned,

respectfully request that all political prisoners be immediately released, and collectively

recommend that this government fulfill its governing duties by doing the following:

- Abolish Articles 117, 331 in the 2015 Criminal Code

- Abolish (or modify in such a way to eliminate abuse by misinterpretation) Article 109 of the 2015

Criminal Code.

Thank you kindly


DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KHỞI XƯỚNG


TỔ CHỨC:

1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Võ Văn Thôn, nguyên

Gíam đốc Sở Tư Pháp TP HCM

2. Ban vận động Văn đoàn độc lập. Đại diện: Nhà văn

Nguyên Ngọc

3. Diễn đàn Xã hội dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A

4. Lập quyền dân. Đại diện: Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn

Khác Mai

5. Trung tâm nghiên cứu văn hóa Minh Triết. Đại diện: Nhà

nghiên cứu văn hoá Nguyễn Khắc Mai

6. Diễn đàn Bauxite Vietnam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm

7. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh. Đại diện: TS Mạc Văn

Trang


CÁ NHÂN:

1. Nguyễn Khắc Mai, Hưu trí Hà Nội

2. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An, Quảng Nam

3. Lê Xuân Khoa, nguyên GS Thỉnh giảng, ĐH Johns

Hopkins, Hoa Kỳ

4. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp

5. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

6. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia


7. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa Học, Sài Gòn

8. Nguyễn Mai Oanh, Ths Kinh tế Phát triển, Sài Gòn

9. Hoàng Hưng, Nhà thơ, cựu Tù nhân lương tâm (1982-

1985), Sài Gòn

10. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế

TP HCM, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng

11. Hồ Ngọc Nhuận, Nhà báo, nguyên Phó chủ tịch

MTTQVN TP HCM, nguyên Ủy viên trung ương

MTTQVN, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng

12. Nguyễn Quang A, Tiến sĩ Tin học, Hà Nội

13. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, thành viên CLB

Nguyễn Trọng Vĩnh, Hà Nội

14. Vũ Trọng Khải, Phó GS TS Nông nghiệp, TP HCM

15. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, thành viên CLB Lê 0Hiếu

Đằng, Sài Gòn

16. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo SGGP, ban

chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

17. Mạc Văn Trang, Nhà giáo, Sài Gòn

18. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, Đạo diễn, thành viên

CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

19. Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Hà Nội

20. Hoàng Dũng, PGS TS Ngữ văn, TP HCM

21. Phùng Hoài Ngọc, Thạc sỹ, cựu giảng viên đại học,

Hà Nội

22. Trần Bang, Kĩ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài

Gòn

23. Ngô Kim Hoa, Nhà báo tự do, Sài Gòn

24. Trần Minh Thảo, Viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng


25. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội , ban chủ nhiệm CLB

Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

26. Phan Trọng Khang, Thương binh 2/4, Hà Nội

27. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang

28. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn truyền hình

và phim tài liệu, Hà Nội

29. André Menras (Hồ Cương Quyết) thành viên CLB Lê

Hiếu Đằng, Paris, Pháp

30. Bùi Nghệ, Công dân, Sài Gòn

31. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn, Hoa Kỳ

32. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội

33. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ , thành viên CLB Lê Hiếu

Đằng, Sài Gòn

34. Hoàng Thị Hà, Hưu trí, Thanh Xuân, Hà Nội

35. Lê Nguyên Hoàng, Nghề tự do, Hà Nội

36. Nguyễn Tiến Dân, Nhà giáo về hưu, Hà Nội

37. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí,

TP HCM

38. Đỗ Như Ly, Hưu trí, Sài Gòn

39. Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp

40. Phạm Tư Thanh Thiện, Nhà báo, Paris, Pháp

41. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo, Paris, Pháp

42. Hoàng Cường, Kỹ sư giao thông, Hà Nội

43. Vũ Mạnh Hùng, Nhà giáo, Hà Nội

44. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán Nôm, Hà Nội

45. Nguyễn Trường Thịnh, Nghệ sĩ tự do, Hà Nội

46. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, Đà Lạt, Lâm Đồng

47. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Hoa Kỳ

48. Tô Lê Sơn, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn


49. Trần Huy Quang, Nhà văn, Hà Nội

50. Hà Quang Vinh, Hưu trí, TPHCM

51. Nguyễn Đức Tùng, Nhà thơ, Vancouver, Canada

52. Nguyễn Hồng Hưng, Nghệ sĩ thị giác, Sài Gòn

53. Trần Kế Dũng, Australia

54. Nguyễn Văn Tạc, Nhà giáo về hưu, Hà Nội

55. Đinh Đức Long, Tiến sĩ-Bác sĩ, Sài Gòn

56. Hồ Sĩ Quyết, youtube Creator, Nghệ An

57. Nguyễn Thanh Hà, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

58. Phạm Thị Lân, Hạ Đình, Thanh Xuân , Hà Nội

59. Nguyễn Thị Lành, Quảng Xương, Thanh Hóa

60. Cao Vĩnh Thịnh, Nghệ An

61. Tạ Mạnh Hưng, Nghệ An

62. Phạm Đức Nguyên, Phó GS TS

63. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Thụy Sĩ

64. Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia CNTT, Paris,

Pháp

65. Trần Hải Hạc, nhà giáo về hưu, Paris, Pháp

66. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt, Lâm Đồng

67. Lê Phú Khải, Nhà báo, ban chủ nhiệm CLB Lê Hiếu

Đằng, Sài Gòn

68. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt, Lâm

Đồng

69. Tử Đinh Hương, Nhà giáo, Hà Nội

70. Châu Văn Phận, nguyên Giảng viên Đại học, Sài Gòn

71. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Kĩ thuật,

Hà Nội

72. Nguyễn Viễn, Kĩ sư, Hải Phòng

73. Lê Quốc Quân, Luật gia, Hà Nội


74. Đặng Bích Phượng, Hưu trí, Hà Nội

75. Trần Thị Băng Thanh, PGS TS Ngữ văn, Hà Nội

76. Phan Tấn Hải, Nhà văn, California, Hoa Kỳ

77. Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng thuộc Cục Thống

kê Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ

78. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu văn hoá, Đà Lạt, Lâm

Đồng

79. Ngô Thị Hồng Lâm, Hưu trí, Vũng Tàu