Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

Trả lời phỏng vấn của BBC về Hội đồng lý luận TƯ

Nguyễn Khắc Mai.

Cảm ơn anh Phương đã gởi cho tôi 4 câu hỏi rất thú vị về cái gọi là Hội Đồng Lý Luạn TW.

Tôi xin nêu một số suy nghĩ của mình về cái Hôi đồng này.

Hội đồng này thanh lập đã lâu dễ cũng đến mấy chục năm rồi.Nay họ bảo ra quyết định thành lập mới thì không đúng.Chữ nghĩa đã thấy không chính xác.Phải nói rõ là Quyết định bổ nhiệm thành viên mới của Hội đồng nhiệm ký 2021-2026. Tôi tức cười khi đọc quyết định thanh lập hội đồng.Chuyện chữ nghĩa ở nước ta bây giờ nó tùy tiện, dân giả lắm.kể cả chữ nghĩa ở trong luật.

Tôi nhớ, hồi mới thành lập hội đồng này,một anh bạn là GSTS có tiếng tăm được cử làm ủy viên hội đồng đã nói rất hài hước, “đó là hội đồng lú lẫnTW”,mấy chục năm nay, chúng tôi vẫn gọi tên cái hội đồng ấy như vậy Trò chuyện với những ủy viên hội đồng, chúng tôi bảo họ như vậy, họ cũng cười trừ, vui vẻ chấp nhận. Hồi nhỏ tôi từng học bài ngụ ngôn về Hội Đồng chuột,lũ chuột họp hội đồng để đối phó với mèo, ai nấy đều tán thanh giải pháp “đeo chuông cổ mèo”Nhưng khi bàn xem ai là người đứng ra thi hành việc lớn đó thì mọi người đều tìm cách lãng tránh.Về sau mấy chữ hội đồng chuột,và treo chuông cổ mèo trở nên thành ngữ để chỉ những việc tào lao vô tích sự,vô bổ…

Hội dồng này do Bộ chính trị thành lập, trong khuôn khổ thiết chế chính trị xã hội của Viet nam do đảng cọng sản lãnh đạo.Theo ông Trọng TBT của đảng đánh giá là nó rất có ích, hiệu quả.Đương nhiên là vậy.Mình thành lập nó ra mà lại nói nó chẳng có tích sự gì, nghe sao đặng,nó là cách nói phải đạo mà thôi.Bây giờ nghĩ lại cái anh Hoàng ngocHiến thế mà sâu sắc, anh đã cho ra đời thuật ngữ “phải đạo”,đến nay đang trở thành nội hàm của triết lý của tư duy,mà thế giới đang sử dụng.

Đây là một giải pháp của sự quẩn trí, lúng túng, chồng chéo, hình thức.Đảng có nhiều ban chuyên môn rất kém về năng lực nghiên cứu, cả cái Học viện Chính trị quốc gia nữa,họ không đủ sức đáp ứng những vấn đề lý luận cho BCT BCHTW…nên phải bày thêm một mâm cổ mới.Cách đây đã mười mấy năm khi tôi còn chưa bị bôi vôi để đánh dấu, tôi đã được cái hội đồng này mời tham gia một hội thảo , chủ đề “Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng.”Tôi đã phát biểu, Ban Tuyên giáo, đáng ra là nơi khơi nguồn cho sáng tạo lý luận, lại là nơi duy trì sự trì trệ, kìm hãm sáng tạo.Ban Dân vận là nơi tôi từng làm việc, đúng ra là phải đở đầu cho sự ra đời và phát triển của xã hội dân sự, thì đây là nơi tránh né,không dám nghĩ không dám nói về lĩnh vực quan trọng cơ bản của cái gọi là dân vận,nói theo giọng nói nam bộ thì chỉ là làm “dân dận”.Còn Ban Tổ chức TW phải là nơi mở đường cho nhân tài nảy nở thì chỉ tạo ra cơ hội để “làm quan phát tài “ từ TW đến phường xã.Bấy giờ anh Trân đình Hoan, một PTS Toán,là trưởng ban tổ chức TW mới về hưu có mặt trong hội thảo, chắp hai tay trước ngực và vỗ nhè nhẹ tỏ ý tán thưởng ý kiến của tôi.Nhưng từ đó họ cạch và không mời tôi tham dự gì nữa.Tôi nghĩ là họ có làm việc, nhưng như một cổ máy có tiêu hao nhiên liệu và năng lượng nhưng không có công suất, sản phẩm để chất đầy tủ kính và đút ngăn kéo.!Tình hình cũng không khác mấy với một số cơ quan tổ chức ngâm cứu ở ta hiện nay.Thật đáng buồn và đáng xấu hổ.Họ cũng vung tay quá trán, ném tiền qua của sổ hàng trăm tỷ mỗi khóa là ít.Tiền máu mở của dân cả đấy!Giá như anh Cả Trọng giao cái hội  đồng này cho Dân, dân sẽ chon những Trí thức thứ thiệt trong đảng và ngoài đảng  để giải đáp cho Dân những vấn đề  thiết cốt nhất, để tìm lại cái”Nguyên Khí của quốc gia”mà đảng đã góp phần làm cho mai một đi.Họ sợ và kỳ thị những Think tank thứ thiệt và thay vào đó là của danh bất chính nên ngôn không thuận.

Ông Thưởng không dám có ý kiến độc lập, chủ yếu khuyên bảo phải nghe theo lòi TBT khi tổng kết nhiệm kỳ vừa chấm dứt.Nào là “Phải có tầm nhìn chiến lược,phải khai thông những điểm nghẻn về tư duy, nhận thức, quan điểm, năng lực tổng kết thực tiễn…

50 người ngồi vào đấy là đã được chọn lựa kỹ càng, đã đeo sẳn cho họ mỗi người một cái ốp che mắt ngựa, nếu không thì cũng tự sắm để đeo, hoặc một cái vòng kim cô vô hình nào đấy.Vì thế chúng tôi hoài nghi về cái tầm nhìn chiến lược cũng như năng lực khai thông những điểm nghẻn về tư duy, nhận thức, quan điểm mà ông TBT đặt ra cho có chuyện với cái hội đồng, nếu không lú lẫn thì cũng chỉ là…mà thôi.Ông Thưởng còn khuyên bảo nên mở rộng quan hệ quốc tế khiến tôi phải nhớ cái sự cố đi Ấn rồi đi Anh của một quan chức trong cái hội đồng này.  Nếu thật sự vì dân vì nước kể cả vì đảng nữa, hãy đem tiền ấy thuê chúng tôi, những nhân lực của xã hội dân sự để chúng tôi làm think tank cho.Cơ mà như cụ Hoàng Tụy, và nhòm trí thức cùng anh Quang A tự bỏ tiền ra làm vần phải tự giải tán.Thành thử quốc doanh thì làm không tốt mà dân sự thì lại không cho,Luẫn cà luẫn quẩn như thế mà mong khai thông bế tắc.Chả nhẽ cái nước Việt nam nó thế.Liệu Đất nước có Nhật tân, nhật, nhật tân hựu nhật tân (Ngày mới, ngày ngày mới lại mới nữa) hay vẫn cứ là “gặp thời thế thế thời phải thế”.

Anh hỏi nhân sự lại có cả tướng công an trong cái hội đồng ấy.Tôi cho rằng nó cũng là phải đạo cả thôi.Không khác mấy thời VNCH, sĩ quan quân đội về là tỉnh trưởng, thì tướng lĩnh công an làm bí thư chủ tịch cả đấy.Có lần tôi đã nói với lãnh đạo Tổng cục chính trị và lãnh đạo Quân ủy công an rằng hãy trí thức hóa đội ngũ sĩ quan,họ đều hý hửng tán đồng, còn mời tôi đi thăm bộ tư lệnh một quân đoàn để nghe tôi thuyết trình về vấn đề này.Trong thực tế họ đã “bằng cấp hóa cho sĩ quan”, chỉ làm cái võ ngoài và cái danh hảo.Người ta đang thích cái danh hơn là trọng cái “Dự”*,mà cái dự mới là hồn cốt của cái danh.Ông Trọng đang thấy cái này,nhưng nói như Einstein,phàm kế hoạch hóa là có lý nhưng thể chế xô việt không thể thực hiện được.Liệu cái thể chế của ta có làm cái hội đồng này có Dự không hay chỉ là một tên gọi.Mà Lão tử 3000 năm trước đã nói:”Danh khả danh phi thường danh”

Làm sao cho xứng danh, một vấn đề lớn của triết học, của loài người.!!!j

*Dự, theo định nghĩa của các từ điễn là sự đánh giá, ngợi khen, sự phẩm đinh về danh một người.

Ghi chú Phương có thể nêu cả 4 câu hỏi rồi cho đăng ý kiến của mình, nó có vẽ như một thứ ký.hơn là trả lời rành mạch từng câu.

Chúc mạnh khỏe bình an KM

Các vấn đề cốt lõi khi sửa luật đất đai

 "Để công tác tổng kết thi hành Luật Đất đai đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương tổ chức tổng kết thi hành Luật Đất đai và gửi báo cáo tổng kết về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng kế hoạch (UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ hoàn thành trước ngày 15/5/2021; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thành trước ngày 30/6/2021)."

Ts. Tô Văn Trường - Các vấn đề cốt lõi khi sửa luật đất đai

Đất đai là của muôn đời

Luật gì cũng chỉ nhất thời mà thôi

Công bằng, hiệu quả, anh-tôi

Sao cho nước mạnh, dân đời ấm no.

Tôi sinh ra từ vùng nông thôn quê lúa nghèo khó ở Thái Bình, nơi có truyền thống cách mạng nên rất thấu hiểu ba cái nhất của người nông dân là cống hiến nhiều nhất, hy sinh nhiều nhất và chịu thiệt thòi nhiều nhất 

Tôi thường được nghe người nông dân tâm sự ngày xưa theo Đảng để “dân cày có đất”. Có đất, đương nhiên phải có quyền sở hữu. Nhưng bao hy sinh chỉ đổi được phận ông chủ hờ. Ngay cả những người chắt bóp cả đời mua được mảnh đất cũng bỗng dưng mất quyền làm chủ. Dù biện luận bất cứ cách nào, nói quanh nói co để phủ nhận quyền này của dân là không ổn. Nếu đất đai là của toàn dân thì chính quyền chỉ là một thành tố trong khái niệm ấy chứ không đồng nghĩa: Chính quyền = Nhà nước = toàn Dân. Mập mờ về khái niệm là gốc dẫn đến mọi vi phạm.

Quốc hội khoá 14 vẫn còn nợ dân về sửa Luật Đất đai vì đây là nguyên nhân gây bất ổn xã hội, bao oan ức, kiện tụng khắp cả nước. Kẻ thủ lợi trong những năm qua chính là các nhóm lợi ích đã lộ diện hoặc đang giấu mình. Nếu không sửa Luật Đất đai dựa trên cơ sở khoa học, hợp lòng dân thì các nhóm lợi ích sẽ vơ vét thêm nữa để rồi sẽ được Luật sửa đổi bảo vệ, thì sự căng thẳng xã hội sẽ còn tăng cao hơn nhiều. Vậy nên hãy đừng để Luật sửa đổi đất đai trở thành con dao hai lưỡi.

Muốn gỡ vướng chính sách liên quan đến lĩnh vực kinh tế như sửa Luật Đất đai, riêng Bộ Tài nguyên Môi trường không đủ lực mà phải có sự phối hợp đa ngành, thay đổi nhận thức từ Trung ương (cụ thể là Ban Kinh tế Trung ương) vì còn liên quan đến cả Hiến pháp, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và nhiều quy định về pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch khác cũng cần được rà soát điều chỉnh, sửa đổi. Phải sửa Luật Đất đai trên cơ sở quy hoạch và quy trách nhiệm xử lý cụ thể cho những người có trách nhiệm, kể cả truy cứu trách nhiệm nếu cán bộ cố ý làm sai dù đã nghỉ hưu.

 

Nhiều cử tri, xuất phát từ thực tiễn, có chung nhận thức về quan điểm khi sửa Luật Đất đai như sau:

 

1. Cần sớm công nhận tính đa sở hữu đối với đất đai, bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Trong đó, sở hữu tư nhân vừa là nguồn lực quan trọng nhất, năng động nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Riêng đất ở đã cấp và thu tiền sử dụng đất nên chuyển sang sở hữu tư nhân và ghi rõ trong sổ đỏ để người dân được thực hiện các quyền của chủ sở hữu chứ không phải chỉ được quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế lại vẫn thực hiện đủ các quyền chủ sở hữu kể cả chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp.

2. Cần tôn trọng nguyên tắc mọi công dân, tổ chức (doanh nghiệp) đều bình đẳng trước pháp luật. Nội dung Luật Đất đai sửa đổi phải phù hợp với quy luật, cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo khung pháp lý chi phối sự vận động của đất đai nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cả về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

3. Việc xác định giá đất khi giải toả, đền bù cần quy định lại và làm rõ: Nếu Nhà nước trưng mua đất để xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, bệnh viện, trường học công lập thì phải có quy hoạch và đền bù theo giá Nhà nước quy định theo bảng giá đất được công bố hằng năm. Nếu thu hồi đất cho doanh nghiệp làm dự án, kể cả xây dựng các cơ sở sự nghiệp tư và trụ sở cơ quan nhà nước thì ngoài việc phải phù hợp quy hoạch và cấp phép của cấp có thẩm quyền, phải bồi thường theo giá thị trường và thoả thuận với dân. Việc đền bù do chủ đầu tư trực tiếp làm, tuyệt đối chính quyền không được làm rồi giao lại mặt bằng cho chủ đầu tư như từ trước đến nay gây ra bao hệ luỵ tai hại.

 

Hay nói rõ hơn, thu hồi đất cần làm rõ mục đích, điều kiện thu hồi đất và thẩm quyền thu hồi đất, vì hiện nay có không ít trường hợp bị lạm dụng. Chỉ nên thu hồi đất vì mục đích quốc phòng (không phải kinh doanh của công ty quân đội) và phúc lợi công cộng (đường, kênh, cầu cống, công viên…). Bỏ giao đất cho khu kinh tế vì kinh doanh thì phải tính hết các chi phí theo giá thị trường. Bất bình trong dân vừa qua chủ yếu là giao đất vì lý do kinh tế, dễ bị tư bản thân hữu lợi dụng.

4. Đất đai là tài sản có giá trị lớn, lại càng ngày càng bị thu hẹp, vì thế cần chấm dứt tình trạng các cấp quản lý được quyền cấp đất cho cán bộ xây nhà ở, nhất là cấp đất cho cán bộ lãnh đạo hoặc hoá giá nhà đất theo mức giá ưu đãi rất rẻ mạt, thực tiễn nhiều vị đã bán ngay nhà đất được “phân phối” hoặc “hoá giá” ăn chênh lệch hàng chục lần.

5. Cần xử lý cứng rắn và kiên quyết với mọi trường hợp lấn chiếm, nhảy dù đất công, kể cả ở vùng sâu vùng xa, rồi hợp thức hoá thành đất tư nhân. Nhiều người nắm được quy hoạch đã bày cho người thân hoặc bán thông tin cho những người khác nhảy dù chiếm đất như ven sông Tô Lịch, bãi rác… và sau khi cống hoá thành đường giao thông, xây khu đô thị trên bãi rác hoang thì kiếm tiền bồi thường rất nhiều lần. Luật Đất đai 2003 đã cho phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp bất hợp pháp trước 1993 mà không có tranh chấp, khiếu nại, như vậy nhà nước đã chấp nhận hợp thức hoá một lần cho tất cả các trường hợp chiếm đất bất hợp pháp trong quá khứ, không lý gì lại tiếp tục việc đó nhiều lần sau nữa.

 

6. Giao đất cho hộ là theo nghị quyết 10 của Bộ Chính trị. Xác định hộ là đơn vị kinh tế để giao đất tập thể quản lý (hợp tác xã) về cho hộ thành viên mà không làm ảnh hưởng đến quan điểm xã hội chủ nghĩa về công hữu. Nay các giao dịch phát sinh rất nhiều, nhưng hộ không được xác định rõ bằng luật pháp. Hiện nay, ngành quản lý đất đai có cho chuyển giấy quyền sử dụng đất giao cho hộ thành cá nhân nếu được các thành viên trong sổ hộ khẩu đồng ý. Tốt nhất, luật nên đổi thành giao đất cho cá nhân, tài sản trị giá trên mức nào đó thì cả vợ chồng đồng đứng tên giống như các tài sản khác (nhà, xe…).

 

7. Người dân và doanh nghiệp có toàn quyền định đoạt trong các giao dịch dân sự về ruộng đất thuộc quyền sở hữu của mình. Những xung đột lợi ích trong quan hệ ruộng đất đã và đang diễn ra ngày càng gay gắt, trên quy mô lớn, chủ yếu là do không thừa nhận chế độ đa sở hữu ruộng đất, trong đó có quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Trước mắt, điều có thể làm ngay để khắc phục một phần những xung đột lợi ích trong quan hệ ruộng đất, là xóa bỏ quy định của Luật Đất đai hiện hành cho phép các cấp chính quyền thu hồi và đền bù giá trị quyền sử dụng đất của người dân theo khung giá do chính quyền cấp tỉnh, thành phố quy định theo thời kì 5 năm/1 lần. Thay vào đó là sự thừa nhận quyền sử dụng đất hiện hành của công dân và doanh nghiệp là quyền tài sản, là hàng hóa được trao đổi theo nguyên tắc thuận mua vừa bán, như tất cả các tài sản khác.

8. Các lực lượng vũ trang (quân đội và công an) không được thành lập doanh nghiệp, vì các cơ quan chức năng của nhà nước sẽ không thể kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp này. Dưới chiêu bài “vì an ninh quốc gia”, các doanh nghiệp này dễ lạm dụng quyền để lấy đất của người dân không theo cơ chế thị trường, không theo pháp luật.

9. Nếu nghiên cứu sâu về Luật Đất đai, theo tôi nghĩ, không nên tiếp tục sử dụng khái niệm “thu hồi đất”. Phải bỏ ngay điều 62 của Luật Đất đai hiện hành. Không cần quy định quyền sử dụng đất nếu thừa nhận quyền sở hữu đất của người dân. Nếu không dùng khái niệm quyền sở hữu thì nội dung quan hệ giao dịch phải được tự do như có quyền sở hữu. Nạn tham nhũng cũng từ cái quyền rất thiêng liêng nhưng rất mơ hồ hiện nay.

10. Trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, khó nhất là cơ sở dữ liệu số hoá về đất đai đến nay hầu như chưa địa phương nào làm được. Vì vậy cần ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu này và công khai cùng quy hoạch đất. Điều này vừa giúp bảo vệ quyền lợi của người dân vừa hỗ trợ tốt cho dịch vụ hành chính công về đất đai. 

Lời kết

Luật Đất đai, hay nói cụ thể hơn là quan điểm về sở hữu trong Luật Đất đai, đang là điểm nghẽn trong phát triển, thậm chí là hiểm họa đối với trật tự an toàn xã hội và an ninh chính trị. Sửa Luật Đất đai là vấn đề phức tạp, chắc chắn đụng chạm đến quyền lợi của nhiều tổ chức, cá nhân và nguồn thu ngân sách, nhưng sửa Luật là yêu cầu bức thiết của cuộc sống. Các cơ quan nhà nước cần ưu tiên thực hiện ngay trong nhiệm kỳ của Quốc hội khoá 15.

Vấn đề liên quan đến chuyển nhượng, góp vốn quyền sử dụng đất nông nghiệp mới được đưa vào điểm b khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020. Đây chỉ là phần nhỏ trong nội dung cần sửa của Luật Đất đai. Tất cả các Bộ/ngành liên quan phải rà soát, tổng kết, đánh giá Luật Đất đai ngay trong năm 2021 để làm cơ sở cho việc sửa các nội dung của Luật, để Luật thực sự hữu ích cho sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội và môi trường.

Bàn với TBT Nguyễn Phú Trọng về hai chữ DANH DỰ

      Gần đây, trong cuộc họp Chính phủ,TBT Nguyễn phú Trọng đã có bài phát biểu dài và có những ý quan trọng.Vì tôi cho là quan trọng nên muốn góp với anh vài ý mọn.

Vấn đề Danh Dự như anh nói theo tôi đúng là quan trọng rồi, vì nó cần thiết cho mỗi người Việt và cố nhiên cả nhân loại để biết sống trên/trong cõi đời này.Hơn nữa lại rất cần (như mong ước của Dân tộc,nhưng không chắc có là mong ước của những người cầm quyền lớn bé hay không).Vì có những người cộng sản hiện nay không cần danh dự vì thế vấn đề càng trở nên cấp thiết.

Tôi nhớ,anh đã từng mời tôi hợp tác trong đề tài:Luận cứ khoa học để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong thời kỳ mới.Bấy giờ tôi đã góp với anh nhiều ý gay gắt mà anh cũng đồng tình. Ví như tôi đã trình bày rằng chính sách tiền lương không những lạc hậu mà còn là tội ác.Tuy nhiên khi về đánh máy bản tham luận để nộp, tôi nghĩ không nên ác khẩu, nên đã sửa lại là tội lỗi.Có vẻ như anh cũng đồng tinh nên đã ghi lại ý này trong sách của anh xuất bản.

Bây giờ xin đi vào mấy ý.Câu nói của anh mà tôi chú ý : “Những ai có tư tưởng này thì dẹp sang một bên, cho người khác làm.Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất.”

Cái gọi là “tư tưởng này” là tư tưởng sống, làm việc, lãnh đạo chẳng cần chú ý đến danh dự làm gì, mà bây giờ anh hốt hoảng la trời lên,thôi rồi, nó đâu rồi,sao lại để trở nên thảm hại như vậy!Bây giờ thấy mà kêu lên cũng tốt  nhưng vô nghĩa.Cái chính là phải hiểu nó là gì, không phải chỉ hiểu cảm tính, mơ hồ đại khái mà phải nghĩ được như đức vua Trần Nhân Tông trong bài Cư trần lạc Đạo phú khẳng định rằng: “Cùng nơi ngôn cú”, nghĩa là trong câu chuyện của tư duy khoa học, tư tưởng, triết lý (ngôn cú) thì phài đi cho đến tận cùng của cả hai chiều,đầu ngọn nguồn và cuối cùng của cứu cánh, kết quả,kết thúc...Như vậy, danh dự nghĩa là gì, danh dự của ai, ở đây anh muốn nói đến danh dự của người cộng sản, hơn nữa là của đội ngũ công chức công bộc trong chính phủ từ anh trưởng phường cho đến anh Thủ tướng.

Làm gì để hình thành danh dự, để nuôi dưỡng danh dự, để không đánh mất danh dự.Lại cònlà vấn đề danh dự của một người, danh dự của một cộng đồng,như của một chính đảng chẳng hạn, một dòng họ, một doanh nghiệp…một dân tộc. Danh dự của một người là quan trọng mà của một chính đảng như đảng cộng sản VN, hơn nữa của cả Dân tộclại còn quan trong gấp bội.Làm sao mà lãnh đạo ngót cả trăm năm lại để cho đảng cộng sản rớt giá thảm thương như vậy, để cho dân tộc này phải cắp rá ăn xin thời VNDCCH, phải đi làm ô sin khắp chốn như hiện nay.Đâu rồi danh dự của dân tộc?Đâu rồi danh dự của Đảng?Ai làm mất, ai đánh mất, ai không biết giữ gìn? Tội lỗi đầy mình.Tôi có càm giác như anh chưa đủ một sự sám hối.(Nam mô cầu Sám hối Bồ Tát).

          Bàn về danh dự của Đảng, của Dân tộc xin để sau. Bây giờ nói tới danh dự của một con người đã.Danh dự là gì?Trong những từ và tự điển mà tôi biết thì dự,trong danh dự có nghĩa là tiếng khen.Nó là sự thẩm định của xã hội đối với một người.Danh dự không có cao thấp, mà chỉ có sắc thái khác nhau.Như danh của anh là Trọng lại là TBT, còn tôi là Mai, là ông già về hưu nơi Ô Đồng Lầm Hà Nội.Chỗ khác nhau là anh có chức tước, tôi thì không.Không có cao thấp, nhưng có khác.Vì anh phải mang thêm cái danh dự của Tổng bí thư.Nếu cứ để đảng suy đồi như hiện nay, để xã hội suy thoái, để hệ thống công quyền cả gan biến thành tư quyền mà dân không làm gì được thì danh dự TBT đã mất(không phải sẽ).

          Đúng như anh nói danh dự là cao quý là thiêng liêng.Nó là cái phẩm giá của một con người. Ông cụ Hồ thế mà rí rỏm từng nói “đừng tưởng cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà khiến người ta sợ”.Bây giờ thì người ta vừa sợ vùa khinh. Hệ thống xã hội mới của ta quá nhấn cái danh mà thường bỏ quên các thực.Nào là nhân dân nào ưu tú, nào anh hùng nào chiến sĩ, loạn cào cào.Danh dự là cái chiều sâu lặn bên trong như cái gen của văn hóa, nó như cái cốt sắt của bê tông.(Nhưng ở Việt Nam và Trung Hoa lấy tre làm cốt). Có lần tôi phê bình Trường Nguyễn Ái Quốc, ở đây không dạy đạo đức. Họ cãi, họ đã dạy trong hình thái ý thức xã hội.Tôi bảo không đúng và không đủ. Phải dạy đạo đức công vụ, nghề nghiệp,đạo đức lãnh đạo,đạo đức kinh tế…Người xưa rất coi trọng cái thực chất. Khi tôi về làng Tó Tả Thanh Oai, vào thắp hương nhà thờ cụ Ngô Thì Trí, em ruột cụ Ngô Thì Nhiệm, thấy câu đối: “Hương lý xưng thiện nhân tư vinh túc hỹ.Gia trung hữu hòa hiếu hà lạc như chi.” Nghìa:Làng xóm khen là người tử tế,vinh dự ấy đủ rồi.Trong gia đình hòa hiếu thì có niềm vui nào hơn.

Nó là cái gen lặn của văn hóa.Anh nói đúng, đừng thấy đỏ mà tưởng chín.Xã hội ta hiện nay rất đỏ, đỏ lòm mà văn hóa, đạo đức nhất là văn hóa đạo đức của giới lãnh đạo lại rất sống sượng!Làm sao nó có thể là rường cột của nước nhà được đây!Phải tìm danh dự trong văn hóa.Mà xây dựng văn hóa không thể một sớm một chiều, nhất là muốn hô khẩu hiệu, nói đạo đức suông mà được.

Bây giờ phải lần tìm những cái duyên,tìm cho ra cái nhân mới biết cái quả đắng mất danh dự từ đâu.Người Nga quả không đến nỗi lú. Họ từng chủ trương Perestroika,làm lại.Nhưng hóa ra không đơn giản như vậy. Ta hô hào Đổi Mới, nhưng trống xuôi kèn ngược,nửa vời,tiếng kèn ngập ngừng.Ví dụ nhãn tiền là sự cố ở Đại học Duy Tân.Nói là duy tân nhưng hành xử rất hủ lậu. Duy tân hành xử, nhưng bàn tay thọc vào chỉ đạo là ở nơi khác. Ông Thủ tướng mới thì hô hào ở Chính phủ phải tôn trọng phản biện, lắng nghe ý kiến nhân dân,mà một cô giáo chỉ nói đôi điều cảm khái về chính sách an sinh liền bị đuổi dạy. Đáng trách là các anh không có ai lên tiếng điều chỉnh caí thóí xấu bảo hoàng hơn nhà vua ấy.Cũng là chuyện danh dự cả thôi.Trong trường hợp này ít ra là các anh đã lạc hậu đến ba ngàn năm.Nhân vì cái Cô Vy chết dẫm mà tôi phải trói chân ở nhà, bèn nhớ lời Nguyễn Trãi,Cấp giản, phanh trà độc cựu thư.Tôi không kín nước suối để pha trà, mà hứng nước mưa ở đợt sau để có nước không bị a xit phanh trà và đọc sách xưa.Sách Đông Chu liệt quốc có chuyện Thương Ưởng giúp Tần Thủy Hoàng dùng luật pháp để trị dân.Để cho dân tin là ổng làm thật, ổng bèn lập mẹo cho để cây gỗ lớn ở cửa bắc và yết, hể ai vác nó sang cửa phía nam sẽ được thưởng lớn.Một người thử vác xem sao. Quả nhiên ông thưởng cả chục lượng vàng.Dân tin ông nói được làm được, biến pháp được thi hành.Nếu các anh không có ý kiến lại, không ai tin những gì các anh nói.

Những thế hệ đảng viên làm cán bộ, làm công chức lớp sau này, họ lại tham lam tàn nhẫn như vậy,trở thành cả một bầy sâu, cái gì cũng ăn.Mà cái ăn bẩn thỉu nhất, đồi bại nhất,thất đức nhất, là ăn chính trị, ăn thể chế, ăn ghế, ăn quyền lực.Ngày xưa vua Việt vương Câu Tiển phải ăn cứt của Ngô Phù Sai là để trả thù, tìm cách giành lại nước,nay tuy ăn những thứ sang như chức tước bí thư chủ tịch, viện trưởng nghị sĩ...nhưng lại là giúp Tàu cọng làm suy đồi đất nước ta để chúng dễ bề thao túng.

Anh nêu hai ý mà tôi thấy đúng và tâm đắc. Một là phải chăm lo cho cái danh dự của đám quan chức to nhỏ khác nhau của đảng.Có làm được hay không là chuyện khác.Nhưng nói như Lỗ Tấn, hy vọng giống như con đường cứ đi khắc thành đường. Nếu anh không vãn hồi được, cứ giao cho Dân, vì khó vạn lần dân liệu cũng xong.Đây là ý trong một câu vè của Thanh Tịnh làm ở Quảng Bình, cụ Hồ dùng lấy thành ra của cụ.

Phải thay đổi thể chế. Phải có một thể chế Dân chủ để Dân được là chủ,họ sẽ biết cách buộc đám quan lại mất tư cách phải đi tìm danh dự để làm việc, nếu không tôi sẽ đuổi anh ra một bên, để người khác làm.Đây là điều thứ hai mà tôi khen anh,anh đáng được như vậy. Trong tiếng Pháp chữ danh dự có nguồn ý nghĩa tữ chữ digne, đáng giá,đáng được,(khen ngợi, xưng tụng).

Cái câu anh nói“Dẹp sang một bên cho người khác làm” tôi cho là một thông điệp, một tuyên bố, phải biến nó thành một chủ trương, thành đường lối chính trị, chớ để nó chỉ như là một khẩu hiệu dân túy mỵ dân.!

Đánh động vấn đề danh dự, lo cho cái danh dự,bồi dưỡng, giữ gìn cái thiêng liêng quý báu nhất. Đúng rồi.Anh không tìm được danh dự để làm việc, anh tự gạt mình ra, mà thể chế mới của Dân,sẽ sẵn sàng dẹp anh sang một bên cho người khác, là những người biết quý trọng danh dự của mình, còn biết trọng cái danh dự của đảng của nhà nước của Nhân dân.Hay lắm,thật digne để bàn để khen ngợi.

Như ông Liệt ninh (Lenine) nói Que Faire*, Làm gì.?

Ở tầm xa, chiến lược phải sửa sang cái Văn hóa,coi trọng nó, nuôi dưỡng nó,chấn chỉnh nó.Phải thay đổi cái tư duy cái não trạng sai lầm méo mó về văn hóa.Cái tinh túy, cái chất tủy của văn hóa phải nằm trong phương châm bốn chữ:Chân,Thành, Tín, Mỹ.Cả bốn yếu tố này trong mọi bình diện văn hóa hiện nay đều bị vi phạm.Trong chính trị, trong kinh tế,khoa học giáo dục, đạo đức lối sống xã hội,gia đình, cả trong tôn giáo,nhiều điều của chân, thành, tín mỹ đều bị xáo trộn.Không phải ngẫu nhiên mà cả dân gian cả trí thức đều lo phiền.Dân gian thì u mua (chúng ta đang ở vào thời kỳ văn minh đồ đểu...), còn nhà thơ thì “Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”.

Trong tầm gần, mà cũng có ý nghĩa chiến lược là phải gấp gáp sửa đổi thể chế.Các anh đang bàn để sửa đổi một số luật, như sửa luật đất đai, một hệ thống những văn bản luật pháp về một lĩnh vực thiết cốt của dân mà thất đức, vô đạo,kéo dài,gây biết bao tội lỗi, oan khiên chết chóc,thiệt hại dân nước vô kể.Liệu nay có dám làm cho tử tế hay không.Chớ để bị chê là hời hợt, như nhận xét của những giáo sĩ phương Tây vào TK IXVII ghi chép rằng: “Người Đàng ngoài (Bắc Việt) vốn có tính hời hợt”**.Hãy xác định cho rõ sửa luật đất đai để làm gi?Phải nhận thức cho rõ:Để Lập Quyền Dân trên lĩnh vực này!Chính ông Mác cũng nói: luật pháp để cho có luật pháp là vô nghĩa.Còn Hồ chí Minh khi còn trên Việt Bắc từng nói “Ngày nay tư pháp là chuyện làm người và ở đời!Tư pháp của mình có quá nhiều những chuyện áp bức con người và chà đạp cuộc đời”.

Còn “Dẹp sang một bên cho người khác làm”, không chỉ kêu gọi họ,mà là một đạo luật mới chấn chỉnh hệ thống tổ chức công quyền và đội ngũ quan lại công chức.Hãy rút từ quỹ dự trữ một số ngân sách, thiếu thì đi vay thêm để thực hiện chương trình cải tạo lại hệ thống công quyền và đội ngũ công chức.Theo đánh giá của giới nghiên cứu và của xã hội, thì có 30% công chức vô tích sự họ gọi là ngồi chơi xơi nước,có 30% nói là có việc cũng được mà không cũng được.Như thế 30% này chỉ tính ½ là có làm việc.Tống lại chỉ có khoảng 50% được gọi là hữu hiệu.

Trong những cái hư hỏng cũ kỹmà Hồ Chí Minh nói trong Di chúc, thì hư hỏng cũ kỹ về sự lãnh đạo của đảng là phải đáng quan tâm hàng đầu.Các anh cũng mường tượng ra rằng “kinh tế là trọng tâm. Xây dựng đảng là then chốt”.Nhận thức thế, mà làm thì chớt chát, hình thức,đặc biệt là cái tâm thức về mục đích là không chính xác.Dường như chỉ nhăm nhăm củng cố quyền lực, địa vị của mình cho lâu dài (vạn tuế, muôn năm),mà quên đi cái lý do tồn tại của một chính đảng của dân tộc là ở chỗ, như ông cụ Hồ nói là để phụng sự dân tộc.(Lại nói), Lý do tồn tại của một chính đảng cách mạng là ở chỗ Lập Quyền Dân.Nhân tiện nói luôn về A Phú Hãn.Một chính quyền thối nát, tham nhũng lý do tồn tại là chỉ vì minh. thì quân đông, vũ khí hiện đại,cũng sập tiệm.

Hai bậc tiền bối Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh từng nói với nhau: “Giành được Độc lập rồi mà Dân không có quyền cũng vô nghia”. Sau này Hồ Chí Minh cũng mượn ý ấy để nói: “Có độc lập, thống nhất mà dân không được  hưởng Tự Do Hạnh phúc thì cũng vô nghĩa!” Một chính đảng lãnh đạo ngót trăm năm, mà không xây dựng nổi một chính quyền thật sự của dân do dân vì dân,một chính quyền dân chủ, văn minh văn hóa,tinh gọn và hữu hiệu,digne là rường cột của nước nhà,là nhạc trưởng, chứ không phải kẻ cầm gậy chỉ huy, công cuộc Phục hưng Dân tộc,là có công hay có tội chắc anh cũng đồng tình với tôi.

Vì thế tôi hoan nghênh anh đặt vấn đề khôi phục cái Danh dự của đảng cầm quyền, của hệ thống công quyền, trước mắt là của đội ngũ những nhà lãnh đạo cao thấp là đảng viên đang giữ những chức vụ lớn nhỏ.

    Hãy làm như khi anh chưa ngồi vào bất cứ ghế quyền lực nào,đi kiếm một kinh phí rồi hợp đồng với chúng tôi xây dựng một Đề án: “Đi tìm Danh Dự bị đánh mất cho Đảng cầm quyền, cho hệ thống công quyền và công bộc của Nước”.Chúng tôi sẽ mời các anh cùng tham gia, mời cả anh chị em ở nước ngoài.Sẽ lập một Hội đồng đủ tư cách để thẩm định,và nhất đinh có mời nhân dân tham gia trưng cầu ý kiến.

         Vấn đề “Saisire le Pouvoir”, Karl Marx có câu nói rất hay,không biết anh đã đọc chưa, tôi xin thưa với anh,Mác đã trao đổi với Bakounine : “Một khi giai cấp vô sản nắm đươc chính quyền,họ sẽ thúc đẩy một thể chế ủy trị,để cho một nhóm người tự ứng cử và tự bầu cử,nhằm đại diện và cai trị họ (G/C vô sản). Ngay lập tức, họ (gc vs) sẽ rơi tõm vào sự lừa dối và lệ thuộc.Sau một hồi hưng phấn cách mạng trong một kiểu nhà nước mới,họ sẽ tỉnh dậy, thấy mình là: nô lệ,con rối và là con mồi cho những tham vọng mới”. Tôi đọc câu này trong quyển Marx sa vie et son oeuvre của Jean Eleinstein, nhà Fayard Paris xuất bản.

         Ông K.Mác đã tiên đoán cái chính quyền vô sản sẽ đánh mất danh dự như thế nào, từ cuối thế kỷXIX, trước khi chính quyền Xô viết được thiết lập,rồi chính quyền các nước XHCN Đông Âu,chính quyền cộng sản Trung Hoa, Việt Nam, Cu Ba v…v ra đời!

         Danh dự không dễ bồi dưỡng, nhưng không phải khó tìm. Phật dạy “quăng bỏ dao thì thành Phật”. Bỏ ngay cái hư hỏng cũ kỹ nhất thì có thể tức khắc khôi phục được danh dự.

         Trong bài Kê Minh Thập Sách,của bà Phi hậu của vua Trần Duệ Tông, mà tôi cho là minh triết Trị nước An dân (anh cũng nên tìm đọc, đây là lời dạy của tiền nhân để làm vua, làm chính khách),có sách thứ sáu: “Nguyện cầu trực gián,lệnh thành môn dữ ngôn lộ tịnh khai.”(Xin cầu lời nói thẳng khiến cho cửa thành và đường ngôn luận đều rộng mở).Kỳ lạ, người xưa đã nói ngôn lộ (con đường ngôn luận!).Ở lời kết luận Bà viết: “Phục ký sô nghiêu chi quảng nạp.Thiện tất hành, tệ tất khử. Đế niệm kỳ tai.Quốc dĩ trị, dân dĩ an,thiếp chi nguyện dã”.Mong những lời quê mùa (sô nghiêu,là lời kẻ cắt cỏ chăn trâu)được rộng lượng dung nạp.Điều tốt thì giữ lấy để thi hành, điều dở thì bỏ đi.Chỉ cốt là nước được thịnh trị dân được an vui,đó là ý nguyện của thiếp.

         Tôi cũng mong mấy lời “sô nghiêu” của kẻ già sắp tới ngả rẽ vô Văn Điển,sẽ ngồi trên nóc tủ nhìn “gà khỏa thân” cũng sẽ được quảng nạp.

Kính chúc anh đặng bình an trong mùa Cô VY.

Nguyễn Khắc Mai

Sửa đổi luật đất đai cần dựa trên những luận cứ khoa học nào?

 Người ta đã và ngày càng thấy rõ những khiếm khuyết của luật đất đai hiện hành. Những khiếm khuyết này chính là nguyên nhân pháp lý quan trọng nhất gây ra biết bao vấn đề kinh tế - xã hội, rất nhức nhối, bức xúc không chỉ ở nông thôn mà cả trên bình diện toàn xã hội. Do vậy, người ta đang thảo luận sôi nổi để tìm ra cách sửa đổi luật đất đai nhằm khắc phục cơ bản những khiếm khuyết của nó, mà trọng tâm là những quy định pháp lý đang chi phối đất nông nghiệp. Trong thảo luận, những ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều nhau là chuyện bình thường. Nhưng để việc thảo luận đạt kết quả mong muốn, trước hết chúng ta cần phải đồng thuận với nhau về những khái niệm khoa học, thuật ngữ chứa đựng những khái niệm khoa học này, đang chi phối tư duy, quan điểm của những người tham gia thảo luận về nội dung sửa đổi luật đất đai.

Xin có vài ý kiến góp phần hình thành luận cứ khoa học của việc sửa dổi luật đất đai hiện hành.

1. Trước tiên, cần đồng thuận với nhau là nội dung luật đất đai sửa đổi phải phù hợp với quy luật, cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo khung pháp lý chi phối sự vận động của đất đai nói chung, trước hết là đất nông nghiệp nói riêng, với tư cách là một nguồn lực quan trọng và to lớn nhất của nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cả về kinh tế, xã hội về môi trường. Nền kinh tế thị trường dựa trên chế độ đa sở hữu về các nguồn lực kinh tế, trong đó có sỡ hữu đất đai,bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu của cộng đồng, sở hữu của tổ chức, của doanh nghiệp và sở hữu cá nhân, tư nhân. Trong đó, sở hữu cá nhân và tư nhân vừa là nguồn lực quan trọng nhất, vừa là động lực mạnh mẽ nhất, năng động nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất.

2. Thứ hai là:

Luật pháp, chính sách của nhà nước chỉ có thể phân biệt đối xử theo hành vi và theo vùng kinh tế - sinh thái, không phân biệt đối xử đối với các chủ thể cùng thực hiện một hành vi nào đó, ở cùng một vùng kinh tế - sinh thái. Đó là nguyên tắc mọi công dân, tổ chức (doanh nghiệp) đều bình đẳng trước pháp luật.

Đối với đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, nhà nước chỉ quản lý mục đích sử dụng của mỗi loại đất ở mỗi vùng kinh tế - sinh thái, bằng qui hoạch đã có hiệu lực pháp lý và bằng các luật khác như luật bảo vệ môi trường, luật thuế sử dụng tài nguyên. Sau một thời hạn theo luật định (có thể là 2 năm) qui hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt nhưng không được triển khai đúng tiến độ, thì đương nhiên quy hoạch đó vô hiệu. Nhà nước không quản lý đất theo chủ thể sở hữu hay sử dụng đất.

3. Thứ ba là các lực lượng vũ trang (quân đội và công an) không được thành lập doanh nghiệp, vì các cơ quan chức năng của nha nước sẽ không thể kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp này. Dưới chiêu bài “vì an ninh quốc gia”, các doanh nghiệp này dễ lạm dụng quyền để lấy đất của người dân không theo cơ chế thị trường, không theo pháp luật.

4. Thứ tư là, cần đồng thuận về các khái niệm, thuật ngữ khoa học hình thành cơ sở lý luận của việc sửa đổi các nội dung của luất đất đai hiện hành, đang chi phối sự vận động của đất nông nghiệp.

4.1. Địa chủ và địa tô

Thuật ngữ địa chủ rất đơn giản chỉ để chỉ những người có quyền sở hữu một diện tích đất đai nào đó. Tuy nhiên, trong lịch sử đấu tranh giai cấp theo học thuyết mácxít, thuật ngữ địa chủ có khái niệm rất hẹp, chỉ dùng cho những người sở hữu nhiều ruộng đất bằng các biện pháp phi thị trường, dựa vào cường quyền để cướp đoạt đất đai của người khác. Và do đó, đương nhiên những kẻ chủ đất này chỉ có thể là sản phẩm của chế độ quân chủ, phong kiến, thực dân và độc tài. Họ sở hữu nhiều đất đai và thường khai thác chúng bằng cách cho thuê để hưởng địa tô tuyệt đối và địa tôcấp sai 1. Hoạt động này thường được gọi là “phát canh, thu tô”. Những địa chủ này là đối tượng của cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ quân chủ, phong kiến, thực dân và độc tài, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường đúng nghĩa phát triển đạt hiện quả cao với những nhà tư sản văn minh, những địa chủ biết khai thác nguồn lực đất đai một cách hiệu quả nhất, công bằng nhất, phù hợp với pháp luật.

Trong kinh tế thị trường, giới địa chủ hình thành và phát triển dựa trên quy luật kinh tế khách qua đã được luật hóa. Họ là chủ sở hữu đất đai nhờ năng lực kinh doanh và bằng quan hệ thuận mua – vừa bán, tuyệt đối không dựa vào quyền lực nhà nước hay thủ đoạn lừa bịp để chiếm hữu đất đai của người khác.

Địa chủ trong kinh tế thị trường khai thác nguồn lực đất đai của mình bằng cách trực tiếp quản lý kinh doanh hay cho thuê đất đai để hưởng địa tô tuyệt đối và địa tô cấp sai 1. Đó là một điều bình thường, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường. Họ giữ quyền sở hữu đất đai và nhường lại quyền sử dụng đất đai trong hoạt động kinh doanh cho người thuê đất của họ.

Điều này không khác gì hoạt động tín dụng của ngân hàng và cho thuê tài chính. Người có tiền nhưng không trực tiếp sử dụng nó để kinh doanh mà giao cho người khác sử dụng để hưởng lợi tức. Tương tự, các công ty cho thuê tài chính mua trang thiết bị, máy móc, nhưng không sử sụng mà cho người khác thuê để sử dụng trong hoạt động kinh doanh của họ và được hưởng lợi tức. Những người kinh doanh bất động sản cũng vậy, họ sở hữu khu công nghiệp, hay nhà cửa, cao ốc, cho người khác (doanh nghiệp) thuê để xây dựng nhà máy, mở cửa hàng hay lập văn phòng giao dịch… Những địa chủ này cũng không trực tiếp khai thác đất đai, nhà cửa của mình mà cho người khác thuê và thu được địa tô tuyệt đối và địa tô cấp sai 1. Còn đương nhiên, người thuê và trực tiếp khai thác đất đai trong hoạt động kinh doanh của họ được hưởng trọn cap sai2 do mình tạo ra.

Mặt khác trên thực tế, một số người sở hữu đất đai có quy mô quá nhỏ, tự khai thác sẽ không có lợi thế kinh tế theo qui mô, nên họ cũng cho người khác thuê. Vậy họ có phải là người phát canh và bóc lột địa tô không? Chắc chắc là không.

Trong nông nghiệp, các trang trại sản xuất hàng hóa qui mô lớn, cũng không nhất thiết phải sở hữu đất nông nghiệp, mà rất nhiều trường hợp, các chủ trang trại này đã thuê đất của một hay một số chủ đất.

4.2. Tích tụ và tập trung ruộng đất

Kinh tế thị trường phát triển ngày càng cao gắn liền với tiến trình tích tụ và tập trung tư bản. Khi đã có một khối lượng tư bản đủ lớn, họ phải biến tư bản thành nguồn lực vật chất, bằng cách mua – bán hay thuê trên thị trường, như máy móc thiết bị, vật tư, nhiên liệu, năng lượng, nhà xưởng, ruộng đất, sức lao động. Tích tụ tư bản là sự gia tăng qui mô vốn kinh doanh của một đơn vị kinh doanh (doanh nghiệp) bằng cách chuyển một phần lợi nhuận vào vốn kinh doanh hay vay vốn của ngân hàng,của các cá nhân và tổ chức khác bằng phát hành trái phiếu, sau đó sử sụng nguồn vốn này để mua hay thuê thêm tư liệu sản xuất, ruộng đất, sức lao động. Vì thế, tích tụ ruộng đất là một dạng thức hiện vật của tích tụ tư bản.

Tập trung tư bản là sự gia tăng qui mô vốn kinh doanh của một đơn vị kinh doanh (doanh nghiệp) bằng cách sáp nhập tự nguyện một hay vài đơn vị kinh doanh (doanh nghiệp) thành một đơn vị kinh doanh duy nhất. Hình thức gia tăng qui mô vốn kinh doanh này được gọi là sự sáp nhập doanh nghiệp (M&A: Mergers and Acquisitions), đã tạo ra một cách nhanh chóng các đại công ty đa quốc gia, đa ngành nghề kinh doanh. Trong nông nghiệp, M&A cũng là một cách tập trung ruộng đất. Như vậy, tích tụ và tập trung ruộng đất là hình thái hiện vật của tích tụ và tập trung tư bản, tạo ra các doanh nghiệp có qui mô lớn, để tận hưởng lợi lế kinh tế theo qui mô.

Phát triển cánh đồng lớn không phải là một hình thức tập trung ruộng đất. Có ý kiến cho rằng, hiện nay, các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đang phát triển các hình thức liên kết với nông dân nhỏ lẻ để tạo ra những cánh đồng lớn, theo phương châm “liền đồng, cùng trà giống, khác chủ” là hình thức tập trung ruộng đất. Đó là sự ngộ nhận. Đây chỉ là hình thức tổ chức sản xuất hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân nhỏ lẻ, như là một giải pháp tình huống trong khi chưa có đủ điều kiện để tích tụ và tập trung ruộng đất. Nó không làm gia tăng qui mô tư bản hay ruộng đất của một đơn vị kinh doanh (hộ nông dân hay doanh nghiệp).

“Dồn điền, đổi thửa” không phải là một hình thức tích tụ ruộng đất. Còn có ý kiến cho rằng “dồn điền, đổi thửa” ở miền Bắc và miền Trung trong thời gian qua cũng là một hình thức tích tụ ruộng đất. Thực ra, “dồn điền, đổi thửa” chỉ làm giảm số thửa đất, mà không làm tăng qui mô diện tích canh tác của một đơn vị sản xuất nông nghiệp (nông hộ). Hơn nữa, xét về bản chất, “dồn điền, đổi thửa” là hình thức trao đổi của kinh tế hiện vật, hàng đổi hàng. Làm sao xác định thỏa đáng 1 sào đất của hộ A bằng 0,9 sào hay 1,2 sào đất của hộ B? Do đó, người ta phải mất hàng mấy chục cuộc họp thôn, xóm để thỏa thuận trao đổi hiện vật. Lại thêm bệnh thành tích, muốn sớm trở thành xã, thôn hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa, khó tránh khỏi sự ép buộc từ phía lãnh đạo thôn, xã đối với người dân, tạo ra sự ấm ức, bất mãn trong xã hội nông thôn.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, muốn thuận tiện trong canh tác, người dân bán ruộng ở xa, bù thêm tiền mua ruộng ở gần và liền khoảnh. Quan hệ mua – bán theo cơ chế thị trường mới tạo ra những cánh đồng liền khoảnh và lớn của mỗi nông hộ một cách nhanh chóng, thuận tiện và tự nguyện.

4.3. Vấn đề hạn điền và hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp

Câu hỏi được đặt ra là vì sao phải hạn điền và hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp? hay mục đích của qui định pháp lý này là gì?

Người ta sợ rằng, nếu không hạn điền thì việc tập trung và tích tụ ruộng đất của những nông hộ hay doanh nghiệp làm ăn giỏi sẽ làm bần cùng hóa một bộ phận nông dân và sẽ tạo ra một tầng lớp địa chủ mới, “bóc lột” người dân bằng “phát canh, thu tô” như địa chủ thời phong kiến, thực dân

Điều phi lý của luật đất đai hiện hành là chỉ hạn điền đối với nông hộ, không hạn điền đối với doanh nghiệp. Ví dụ, đối với đất canh tác hàng năm, mức hạn điền giao quyền sử dụng đất không thu tiền và không phải nộp thuế sử dụng đất cho nông hộ ở miền Bắc là 2 ha/hộ, ở miền Nam là 3ha/hộ. Hạn điền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác ở miền Bắc là 2 ha/hộ, ở miền Nam là 3ha/hộ. Nhưng nếu như hai vợ chồng lập công ty trách nhiệm hữu hạn, rồi lập dự án xin giao đất có thu tiền hay thuê đất, từ đất của nhà nước hay của các nông hộ khác, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì không những không bị hạn điền, mà còn được chính quyền đứng ra cưỡng chế, thu hồi đất của người dân, đền bù cho họ giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp theo khung giá nhà nước lập ra theo định kỳ 5 năm/1 lần, rồi giao cho doanh nghiệp. Lúc đó giá trị quyền sử dụng đất tự nhiên tăng vọt lên gấp nhiều lần và doanh nghiệp được hưởng trọn giá trị gia tăng này. Và tất nhiên doanh nghiệp phải chia lại một phần “địa tô cap sai” này cho người thực thi “công vụ” cưỡng chế, thu hồi đất. Những qui định này của luật đất đai hiện hành đã vi phạm nguyên tắc mọi người dân và tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật. Luật pháp đã phân biệt đối xử giữa các chủ thể sử dụng đất là nông hộ và doanh nghiệp. Trong khi đó, các nhà đầu tư và doanh nghiệp kinh doanh xây dựng khu công nghiệp, hay đô thị chỉ việc trình dự án lên cấp chính quyền phê duyệt thì không bị hạn điền. Mặc dù mục đích sử dụng đất giữa các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và kinh doanh nông nghiệp là khác nhau, nhưng lại giống nhau về bản chất kinh tế - xã hội, là tích tụ, tập trung ruộng đất vào một doanh nghiệp để cho doanh nghiệp khác thuê lại (xây dựng nhà máy hay lập cửa hàng, văn phòng giao dịch), tương tự như “phát canh, thu tô”.

Tích tụ và tập trung đất đai là một tất yếu kinh tế của sự phát triển diễn ra trong nền kinh tế quốc dân và trong kinh tế nông nghiệp. Việc giải quyết sinh kế cho những nông dân kém khả năng kinh doanh nông nghiệp và bị mất đất nông nghiệp do tiến trình tích tụ và tập trung ruộng đất là phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị, để biến phần lớn nông dân hiện nay (chiếm gần 70% dân số và 48% lực lượng lao động xã hội) thành thị dân một cách bền vững, có đời sống cao hơn khi họ còn là nông dân.

Chỉ khi nào đại bộ phận nông dân trở thành thị dân, nông dân chỉ còn lại dưới 10% dân số và lực lương lao động xã hội thì nước ta mới trở thành nước phát triển.

Không thể tồn tại quan điểm cho rằng: Trong nông nghiệp, sự tích tụ, tập trung ruộng đất dẫn đến bần cùng hóa nông dân và hình thành tầng lớp địa chủ mới, còn trong phát triển công nghiệp và đô thị thì không. Hơn nữa, bộ máy công quyền còn ratay, giúp sức cho những nhà đầu tư kinh doanh bất động sản thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất một cách nhanh chóng, không đếm xỉa đến lợi ích và kế sinh nhai của người dân bị mất đất, gây ra nạn dân oan và bất ổn xã hội, mâu thuẫn lợi ích đối kháng giữa nhà nông với nhà đầu tư kinh doanh bất động sản, giữa người dân và chính quyền.

Mặt khác, sản xuất nông nghiệp khác với các ngành công nghiệp và dịch vụ ở chỗ: đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh vật. Do vậy, để đạt hiệu quả kinh tế, người làm nông nghiệp phải triệt để tuân thủ nguyên tắc, “nhất thì, nhì thục” (đúng lúc, đúng cách).

Để thực hiện “nhất thì, nhì thục”, phải có cả điều kiện cần và đủ. Điều kiện cần là trách nhiệm cao của người thực hiện các khâu sản xuất mang tính sinh học trên đồng ruộng, ao nuôi, chuồng trại gia súc. Muốn thế, thu nhập của người lao động phải trực tiếp phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của mỗi quá trình sản xuất nông nghiệp. Điều này chỉ có trong kinh tế nông hộ, mà gọi đúng tên là trang trại gia đình. Điều kiện đủ là qui mô đất canh tác, ao nuôi, đàn gia súc nằm trong tầm hạn quản trị của người lao động nông nghiệp. Điều này cũng chỉ thực hiện được ở trang trại gia đình và trang trại cá nhân, không có cấp quản lý trung gian. Người chủ trang trại cá nhân đủ sức trực tiếp kiểm soát hoạt động của từng cá nhân người lao động làm thuê trên mỗi thửa ruộng, vườn cây, ao nuôi, chuồng trại gia súc, gia cầm. Nếu qui mô đất hay đàn gia súc quá lớn, phải thuê quá nhiều người lao động, đến mức người chủ trang trại cá nhân phải thiết lập cấp quản lý trung gian và thuê người quản lý, điều đó chắc chắn dẫn đến thất bại. Vì người quản lý làm thuê không thể có trách nhiệm cao như người chủ.

Do vậy, qui mô tích tụ, tập trung ruộng đất để kinh doanh nông nghiệp là có giới hạn, như một tất yếu kinh tế. Đó là sự khác biệt giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ. Vì thế, việc luật Đất đai qui định mức hạn điền không có lý do tồn tại trong sản xuất nông nghiệp.

Có thể có câu hỏi đặt ra là vì sao một số doanh nghiệp có qui mô đất nông nghiệp, đàn gia súc rất lớn, nhưng kinh doanh vẫn đạt hiệu quả cao, ví dụ như nông trường quốc doanh Sông Hậu (SOHAFARM) thời ông Năm Hoằng. Câu trả lời là ở đó, người ta đã thực hiện “khoán hộ” trong trồng trọt và “nuôi rẽ” trong chăn nuôi, chứ không thiết lập cấp quản lý trung gian.

Khoán hộ và nuôi rẽ, về bản chất kinh tế là tái lập trang trại gia đình dưới hình thức dự phần (affiliated farmhousehold) trong lòng doanh nghiệp. Theo đó, các khâu sản xuất mang tính sinh học được giao khoán cho nông hộ chủ động đầu tư thực hiện và thu nhập của họ trực tiếp phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của quá trình thực hiện các khâu sản xuất đó. Họ không phải là công nhận làm công ăn lương. Còn doanh nghiệp chỉ thực hiện các dịch vụ đầu vào – đầu ra, không có tính sinh học, để bảo đảm cho hộ nhận khoán có đủ điều kiện thực hiện các khâu sản xuất mang tính sinh học với vai trò lãnh đạo, quản lý chuỗi giá trị hàng nông sản theo cơ chế các chủ thể tham gia chuỗi giá trị cùng có lợi, cùng thắng.

Về qui định thời hạn sử dụng đất cho nông dân. Mục đích của việc qui định này là gì? Chẳng lẽ hết thời hạn, nhà nước lại chia ruộng đất cho nông dân?? Nếu điều đó diễn ra sẽ làm đảo lộn xã hội. Mặt khác, nếu bị giới hạn thời gian sử dụng đất thì người sử dụng sẽ không đầu tư cải tạo đất, kiến thiết đồng ruộng, không mua sắm máy móc… Còn nếu họ đầu tư, khi gần hết hạn thời gian sử dụng đất thì giá mua bán quyền sử dụng đất sẽ xuống mức thấp nhất, trong khi đó hiệu quả của việc đầu tư tạo ra địa tô cap sai 2 lại ở mức cao nhất. Thiệt hại sẽ rất lớn cho người sử dụng đất.

4.4. Trang trại và nông dân

Luật đất đai và các chính sách khác của nhà nước đều vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường nói chung, phát triển kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn nói riêng.

Tế bào của nền kinh tế nông nghiệp là các đơn vị sản xuất nông nghiệp tự chủ, trước hết và chủ yếu thực hiện các khâu mang tính sinh học, tạo ra nông phẩm cung cấp cho xã hội thông qua thị trường. Những đơn vị ấy được gọi là trang trại. Nói cách khác, trang trại là đơn vị kinh doanh tự chủ, vì lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, chủ yếu thực hiện các khâu sản xuất mang tính sinh học để tạo ra nông phẩm cung cấp cho xã hội (ở đây không xét đến trang trại tự cấp tự túc trong nền kinh tế hiện vật và kinh tế hàng hóa thời sơ khai, hàng đổi hàng). Vì thế, chính sách phát triển kinh tế trang trại đồng nghĩa với chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Nói cách khác, kinh tế nông nghiệp là sự hợp thành của hoạt động kinh tế của các trang trại. Do vậy, không thể có qui định đơn vị kinh doanh nông nghiệp có qui mô lớn, ví dụ 100 triệu đồng doanh số/1 năm, thì được công nhận là trang trại để được hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ. Đó là cách tư duy phi logic, định lượng trước để định tính, như tất cả con vật nào to, như bò tót, trâu, hà mã, voi, thì được gọi là voi, còn con voi mới sinh, do quá nhỏ, nên không được gọi là voi. Lẽ ra, phải định tính trước, nó là cái gì, rồi mới xác định nó to, nhỏ đến mức nào? Nếu có chính sách khuyến khích riêng cho trang trại theo tiêu chí “to” thì đã vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các chủ thể cùng hoạt động trong ngành nông nghiệp.

Là đơn vị kinh doanh nông nghiệp tự chủ, trang trại cũng giống như các tổ chức kinh doanh trong kinh tế công nghiệp và dịch vụ, được phân loại theo bản chất kinh tế - xã hội, để có cách ứng xử thích hợp, trong đối nội và đối ngoại của mỗi loại trang trại.

Trang trại gia đình chính là hộ kinh doanh cá thể trong nông nghiệp.( thuong goi la kinh te nong ho)

Trang trại cá nhân (do một cá nhân làm chủ sở hữu) là doanh nghiệp cá nhân (luật Việt Nam gọi nhầm là doanh nghiệp tư nhân) trong nông nghiệp.

Trang trại hợp danh chính là công ty hợp danh trong nôngnghiệp.

Trang trại nhà nước, trang trại trách nhiệm hữu hạn, trang trại cổ phần chính là doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạnvà công ty cổ phần trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, như trên đã phân tích, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính sinh học, nên trang trại gia đình và trang trại cá nhân không có cấp quản lý trung gian và trang trại gia đình dự phần trong các doanh nghiệp lớn, mới là đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả cao, trong đó lực lượng chủ yếu là trang trại gia đình (không có khái niệm gia trại, vì không rõ bản chất kinh tế - xã hội). Mặt khác, luật Đất đai cũng cần qui định về thừa kế trang trại theo hướng không chia nhỏ trang trại cho những người có quyền thừa kế. Trang trại gia đình và trang trại cá nhân, khi chuyển quyền thừa kế, sẽ hình thành hai loại thành viên, một thành viên có quyền quản lý và phải chịu trách nhiệm vô hạn; các thành viên còn lại chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn thuộc sở hữu của mình và không có quyền quản trị trang trại.

Trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các trang trại phải tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng nông sản do các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản trên thị trường trong và ngoài nước lãnh đạo, thì mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Vì thế, luật Đất đai và các luật, chính sách vĩ mô khác phải tạo điều kiện cho các trang trại tham gia chủ động tích cực vào chuỗi giá trị nông sản ở mỗi vùng nông nghiệp sinh thái.

Nông dân, họ là ai? Không phải tất cả những người lao động làm việc và sống bằng nghề nông đều là nông dân. Chỉ có những người chủ và người lao động trong trang trại gia đình (gồm cả trang trại dự phần) mới là những nông dân. Do vậy, không có khái niệm nông dân không đất (không có trang trại). Chủ trang trại cá nhân là nhà tư sản kinh doanh nông nghiệp và người lao động làm thuê trong các trang trại này là công nhân nông nghiệp.

Trong các trang trại hợp danh, trách nhiệm hữu hạn và cổ phần, có hai loại thành viên. Thành viên góp vốn và trực tiếp quản lý trang trại là các doanh nhân, những nhà tư sản trong nông nghiệp. Những người khác góp vốn vào các trang trại này, không tham gia quản lý trang trại là những nhà đầu tư vốn trong nông nghiệp.

Vì thế, luật Đất đai không thể yêu cầu những người chủ đất (chủ sở hữu hay chủ sở hữu quyền sử dụng đất) phải là những người “trực canh”. Trong kinh tế thị trường không có khái niệm này. Mặt khác, nền kinh tế thị trường càng phát triển, các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp cũng phát triển ngày càng mạnh. Không chỉ các hộ nông dân nhỏ lẻ hiện nay mà cả những trang trại có qui mô lớn cũng không tự đầu tư mua sắm đủ các trang thiết bị cần thiết, mà họ sẽ thuê dịch vụ, từ tư vấn kinh tế, tài chính, kĩ thuật đến việc thực hiện các khâu canh tác, nuôi trồng. Chủ trang trại giành phần lớn thời gian cho việc kiểm soát các hoạt động diễn ra trên đồng ruộng, ao nuôi, chuồng trại và thực hiện các giao dịch với thị trường đầu vào – đầu ra trong chuỗi giá trị nông sản.

4.5. Hình thành và phát triển thị trường đất nông nghiệp đích thực

Nền nông nghiệp và mỗi trang trại muốn tồn tại và phát triển, có lợi nhuận cao, nhất thiết phải sản xuất nông sản an toàn: an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho người sản xuất và an toàn cho môi trường. Muốn thế, các trang trại phải áp dụng công nghệ cao, hiện đại, thực hiện tiêu chuẩn và qui trình GAP, phù hợp với yêu cầu của mỗi loại thị trường. Muốn áp dụng công nghệ cao, hiện đại, các trang trại phải có qui mô kinh doanh đủ lớn, tận dụng được lợi thế kinh tế theo qui mô. Do vậy, tiến trình tích tụ và tập trung ruộng đất là một tất yếu kinh tế khách quan. Muốn tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra lành mạnh, hiệu quả, phải hình thành và phát triển thị trường đất nông nghiệp đích thực. Có ba yếu tố cấu thành thị trường đất nông nghiệp là: (i) nguồn cung cấp đất nông nghiệp, dưới hình thức bán hay cho thuê dài hạn, (ii) nguồn cầu đất nông nghiệp dưới dạng mua hay thuê dài hạn, (iii) khuôn khổ pháp lý để cung - cầu đất nông nghiệp gặp nhau và việc giao dịch mua - bán, cho thuê đất nông nghiệp diễn ra minh bạch, công bằng, theo nguyên tắc các bên cùng thắng.

Để có nguồn CUNG đất nông nghiệp, việc phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị phải biến phần lớn nông dân hiện nay thành thị dân, có đời sống vật chất, văn hóa ổn định và cao hơn đời sống khi họ cò là nông dân. Lực lượng lao động nông nghiệp, làm việc trong các trang trại, phải giảm đến mức dưới 10% lực lượng lao động xã hội.

Chỉ khi đó, những người nông dân mới rời bỏ đồng ruộng, bán hoặc cho thuê dài hạn ruộng đất của mình ở quê. Nếu họ còn tâm thế lo sợ bị chủ doanh nghiệp ở các khu công nghiệp và đô thị sa thải khi trên 30 tuổi, sẵn sàng trở về quê làm nông dân nhỏ, chắc chắn họ không bán hay cho thuê lâu dài đất nông nghiệp ở quê hương. Tức là sẽ không có nguồn cung đất nông nghiệp.

Để có nguồn CẦU đất nông nghiệp phải có một đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, những “thanh nông tri điền”, được đào tạo nghề nông một cách căn bản, thay thế đội ngũ nông dân “cha truyền, con nối”, “lão nông” mới “tri điền” hiện nay. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực của nhà nước phải hướng tới mục tiêu này.

Để giao dịch mua - bán, cho thuê đất nông nghiệp diễn ra minh bạch, nhanh chóng, thuận lợi, trước hết phải có khuôn khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch, với các chế tài đủ sức răn đe các hoạt động giao dịch bất minh. Muốn thế, luật Đất đai phải thừa nhận chế độ đa sở hữu. Ruộng đất phải thuộc quyền sở hữu của người dân, của doanh nghiệp, của các tổ chức cộng đồng dân cư và của nhà nước ở qui mô cần thiết đủ phục vụ cho các mục tiêu an ninh quốc phòng và phúc lợi công cộng.

Người dân và doanh nghiệp có toàn quyền định đoạt trong các giao dịch dân sự về ruộng đất thuộc quyền sở hữu của mình. Những xung đột lợi ích trong quan hệ ruộng đất đã và đang diễn ra ngày càng gay gắt, trên qui mô lớn, chủ yếu là do không thừa nhận chế độ đa sở hữu ruộng đất, trong đó có quyền sở hữu tư nhân về đất đai. Trước mắt, điều có thể làm ngay để khắc phục một phần những xung đột lợi ích trong quan hệ ruộng đất, là xóa bỏ qui định của luật Đất đai hiện hành cho phép các cấp chính quyền thu hồi và đền bù giá trị quyền sử dụng đất của người dân theo khung giá do chính quyền cấp tỉnh, thành phố qui định theo thời kì 5 năm/1 lần. Thay vào đó là sự thừa nhận quyền sử dụng đất hiện hành của công dân và doanh nghiệp là quyền tài sản, là hàng hóa được trao đổi theo nguyên tắc thuận mua, vừa bán, như tất cả các tài sản khác. Chẳng lẽ, những tài sản thuộc cơ sở hạ tầng kinh tế trọng yếu của quốc gia như bến cảng, sân bay, cầu đường, những công ty nhà nước quan trọng… đang được xã hội hóa, thực chất là tư nhân hóa, dưới hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, được khuyến khích đầu tư theo phương thức hợp tác công - tư (PP), BOT, mà ruộng đất, cội nguồn của của cải nuôi sống con người, lại không được “xã hội hóa”, không được vốn hóa để trở thành nguồn lực to lớn phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, ở một số địa phương, chính quyền đứng ra thuê đất của các nông dân nhỏ lẻ, thậm chí sử dụng ngân sách địa phương chi trả tiền thuê đất một lần cho nông dân với thời hạn thuê 20 năm. Sau đó, chính quyền cho doanh nghiệo thuê lại và việc trả tiền thuê đất của doanh nghiệp cho chính quyền địa phương được thực hiện trong nhiều kì trong thời hạn 20 năm. Điều này, nảy sinh mấy vấn đề: UBND xã, huyện, hay tỉnh không phải là một pháp nhân, không có tư cách pháp lý thuê đất của người này rồi cho người khác thuê lại. Nếu trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp bị phá sản thì tự nhiên ngân sách nhà nước, tiền thuế của dân, bị mất trắng. Đó là chưa kể nguy cơ diễn ra tình trạng chính quyền địa phương ép dân phải cho thuê đất để có thành tích “đổi mới” tư duy, “sáng tạo” cách làm để thúc đẩy tích tụ ruộng đất, tạo lập các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao, nguy cơ diễn ra tình trạng quan chức chính quyền liên kết với các doanh nhân vì lợi ích nhóm, gây thiệt hại đến lợi ích của xã hội. Phải để cho doanh nghiệp và nông dân tự nguyện và trực tiếp giao dịch mua - bán, cho thuê ruộng đất. Chỉ có trên cơ sở đó, các doanh nghiệp mới có thể tích tụ ruộng đất một cách hợp pháp theo cơ chế thị trường. Cũng cần lưu ý là, khi qui mô ruộng đất và đàn gia súc quá lớn, phải sử dụng nhiều người lao động, doanh nghiệp phải áp dụng cơ chế khoán hộ, tạo ra các trang trại gia đình dự phần, như nông trường sông Hậu đã làm trước đây. Chính quyền chỉ đóng vai trò bà đỡ, vai trò chứng thực các hoạt động giao dịch và trọng tài, không thể là bà đẻ, cho bất kì một hoạt động kinh tế nào.

Để chính quyền đóng vai trò kiến tạo cho sự phát triển, kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển, chính quyền nhất thiết chỉ có thể là cơ quan ban hành chính sách, kiểm soát việc thực thi chính sách, không trực tiếp thực thi các hoạt động kinh doanh. Không nên lo sợ đất đai thuộc sở hữu tư nhân, nhà nước sẽ không thể có đất phục vụ cho nhu cầu an ninh quốc phòng. Bởi trong kinh tế thị trường và theo luật Dân sự, nhà nước có quyền trưng mua tài sản thuộc sở hữu của cá nhân và tổ chức để phục vụ lợi ích quốc gia. Trong trường hợp này, người dân và tổ chức buộc phải bán đất cho nhà nước, nhưng nhà nước trả bằng hoặc cao hơn giá thị trường tại thời điểm giao dịch.

Tôi thiết nghĩ những ý kiến nêu trên có thể góp phần hình thành cơ sở khoa học của việc sửa đổi luật Đất đai hiện nay.

Ghi chu ;(i) Dia to tuyet doi nay sinh tu quyen so huu ruong dat o nhung dien tich co do phi nhieu thap nhat va khong thuan tien de kinh doanh nong nghiep,nhu thieu co so ha tang,khong gan duong giao thong thuy ,bo ,xa  ben cang …(ii) Dia to cap sai (chenh lech) 1 nay sinh do dat co do phi nhieu tu nhien cao hon ,co co so ha tang hien huu tot hong nhung manh dat khac (;iii) Dia to cap sai ( chenh lech) 2 phat sinh do nguoi kinh doanh nong nghiep dau tu lam tang do phi nhieu cua ruong dat va dau tu xay dung co so ha tang tren dien tich dat cua minh va cung do nha nuoc dau tu co so ha tang cong cong tren vung dat nong nghiep nay

TP.HCM, tháng 4/2017

Vũ Trọng Khải

Chuyên gia độc lập về Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Góp ý với Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng về con đường phát triển của Việt Nam

 Tôi đã đọc đi đọc lại bài báo của GS Nguyễn Phú Trọng “Một số Vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam”. Tôi cũng đã đọc và theo dõi những bài viết hoặc khen nức nở hoặc phê bình phản biện. Tôi muốn góp ý với GS mấy điều.

Trước hết tôi thông cảm với anh (từ đây tôi xin được xưng hô như thế cho không đánh mất sự thân mật từng có), giữa lúc dầu sôi lửa bỏng của dịch cúm Tàu bùng phát ở mấy chục tỉnh thành, giặc đại Hán lai giễu võ dương oai ở Biển Đông uy hiếp an nguy chủ quyền của đất nước, mà ông tướng Chí Vịnh lại nói toẹt ra rằng chúng mạnh lắm, khó bề đương cự?! Anh đã phải bỏ thì giờ, công sức viết bài dông dài như thế. Tôi đoán cũng phải có nhiều lý do cấp thiết mới phải làm như vậy.

Tôi kể anh nghe một kỷ niệm vui của tôi gần đây. Năm 2018 GS Lê Hữu Khóa mời vợ chồng tôi sang Paris chơi mấy tuần. Một hôm, sau khi đi xem Bảo tàng Le Louvre, tôi đi loanh quanh mấy phố gần đó. Rất nhiều hiệu sách, ở ngoài vỉa hè họ bày bán loại sách cũ, giá rẻ. Tôi lật tìm được hai cuốn ưng ý. Đây là cuốn sách gối đầu giường thời trẻ của tôi. Tôi đã từng dịch nó rồi để lại cho anh em cùng hoạt động. Đây là cuốn sách viết về chủ nghĩa Mác cho giai cấp công nhân Pháp, phải nói là rất hấp dẫn, một văn phong trong sáng dễ hiểu, đề cập đến những vấn đề triết lý trừu tượng. Nhưng tôi đã rất là xã quých, nên trả lại không mua, tôi bảo với vợ tôi là nữ sĩ Băng Thanh và cô Phương thạc sĩ đi cùng “đây là cuốn sách đã đầu độc tôi hồi trẻ”. Bây giờ thì tôi lấy làm tiếc cho cái hành vi xã quých a’la ville ấy của mình. Tôi đã từng mê mẩn cái chủ nghĩa Mác và lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Tôi bắt gặp K.Marx, càng về già càng trở nên sage, Tôi nghiệm ra sự hồ đồ của mình. Còn Marx thì về già lại thừa nhận rằng “không có lý tưởng cộng sản gì đâu, chẳng qua chỉ là ý nghĩ trẻ con lúc trẻ nay đã từ bỏ lúc về già!”(xem lời nói đầu của F. Ang ghen trong Lés Luttes des Classes en France). Nhân đây tôi nghĩ đến cái gọi là học thuyết Mac-Lê nin. Đây là cái mà Staline đã làm cho sang cái học thuyết Leninít của Nga. Họ đánh lận con đen, đem râu ông nọ cắm cằm ông kia. Vì thế khi người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Thực dân Pháp họ chỉ chào “kính thưa ba ông tây bên ta!” Không biết ai là mác ai là lê, còn ông Le nin thì gọi nôm na là ông sáu la mã Lê nin. Hai ông này sao lại có thể bó rọ vào với nhau được. Ông Mác là nhà tư tưởng, ít nhiều lão thực, (biết mình đã không biết cái gì). Còn Lê nin là một tay chính trị cực đoan và thừa thủ đoạn! Họ chỉ có một thứ giống nhau đó là đực tính rất mạnh. Cái chất nam tính dư thừa cũng khiến họ cũng là những người kiệt xuất. Về lý thuyết, tôi thấy thực sự rối rắm, đến mức người Pháp, khi bất đồng với Liên xô họ đã phải tuyên bố về cái gọi là Cnxh màu cờ Pháp (socialisme au couleur francais). Rồi Tàu về sau cũng học mót mà gọi chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung hoa!? Tôi từng nghe một đàn anh là trí thức, ủy viên tw một lần đi Pháp về kể có một ủy viên tw đảng cộng sản Pháp khi ly khai đã tuyên bố (le communisme naît  dans la misêre,qui vit dans le mensonge et meurt dans la vẻrite’e, (chủ nghĩa cộng sản sinh ra trong nghèo đói, nó sống trong lừa dối và chết trong sự thật.) Tôi đã đến Pháp mấy ngày và cũng chiêm nghiệm được sự thất bại của đảng cộng sản Pháp ở những quận lao động. Theo tôi biết ở Mỹ cũng  có tình trạng, cái gọi la chủ nghĩa Mác đang thâm nhập vào một nhóm xã hội mà tôi đánh giá như nhận định của một số học giả thế giới rằng (cách mạng là ý tưởng của một nhóm trí thức, những kẻ cùng cố cực đoan sẽ thực hiện, còn hưởng thành quả nếu có thì thuộc bọn lưu manh). Có những tay trí thức, bằng cấp đầy mình nhưng dường như chưa hề biết câu ngạn ngữ Pháp “Dis - moi  qui tu hantes,je te dỉrait qui tu es.” Hãy bảo tôi biết anh chơi (lui tới) với ai tôi sẽ bảo anh là kẻ thế nào. Bởi họ đã mời gia đình một tên lưu manh, côn đồ, tội phạm đến tòa Bạch ốc để tôn vinh! Một thư chủ nghĩa thực dụng bỉ ổi đang len lỏi vào chính trị Mỹ.

          Tôi thông cảm với anh. Anh chỉ dám nêu một số vấn đề lý luận. Nhưng vấn đề lý luận thì không chỉ là chuyện khiêm tốn. Hãy nghe Trần Nhân Tông, trong Cư Trần Lạc Đạo Phú, Ngài có một mệnh đề : ”Cùng nơi ngôn cú”. Tôi hiểu Ngài muốn nói rằng nơi ngôn cú tức là nơi chuyện ngôn ngữ, tư tưởng, lý luận, thì phải đi cho đến tận cùng, phải rốt ráo. Lý luận không nên chỉ là một số, hoặc chỉ là nửa vời mà được. Tôi nhớ đến hai điều, mà tôi cho rằng kẻ sĩ, nhất là những Kẻ Sĩ Bắc Hà được xưng tụng nhất định phải biết và phải nhớ. a/ Một là ý kiến của Nhà văn Vũ Trọng Phụng: “Thật thế, tôi tin rằng Đại Cồ Việt ta là cái đất cằn cỗi, những lý thuyết và tư tưởng ở đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc lòng, cũng cứ đến đây là thối nát. Tôi không tin dân An Nam ta lại có nổi một điều tín ngưỡng nào, một quan niệm chắc chắn gi*…*Hoàng Ngọc Hiến nhận xét: dẫu bi quan hư vô, nhưng không phải không có ít nhiều minh triết. b/. Hai là điều mà những nhà truyền giao ở Bắc Hà tk XVIII có một nhận xét về cái xấu là tính hời hợt của người Bắc Hà (xem Xưa và Nay04-2003). Chạm vào lý luận liên quan đến sự phát triển của Đất Nước không được hời hợt. Càng không được để cho “cái gì tốt đẹp ở đâu không biết, cứ đến tay ta thì thối nát!”

          Không nên nói lấy được, theo lối tuyên truyền chính trị nhất thời. Từ bé, tôi đã được giáo hóa về chủ nghĩa cộng sản là Tam Vô :Vô Tổ quốc. Vô gia đình. Vô Tôn giáo!.Và Nhị Các: Các tận sở năng – Mỗi người làm hết sức mình. Các tận sở nhu, Mỗi người được hưởng hết nhu cầu của mình. Đơn giản quá, hời hợt quá. Những nội dung lý thuyết mà anh gán cho nhận thức về cnxh như Dân Giàu. Nước Mạnh. Xã hội Văn minh Dân chủ Công bằng, Kinh tế Thị trường hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hài hòa với tự nhiên và với xã hội…Không phải là đặc trưng riêng của cái gọi là xhcn. Nó là giá trị khát vọng chung của Dân tộc ta cũng như của nhân loại.Như nước Đan Mạch, là một quốc gia quân chủ lập hiến, họ không cần tuyên bố tiến lên cnxh, mà dân họ giàu nhất nhì thế giới, một xứ sở thật sự đáng sống.

          Khẩu hiệu Dân giàu Nước mạnh, theo tôi nhớ, được ông Đỗ Mười đưa ra nhân một lần chúc tết người Dân Sài Gòn.Ông ấy cũng muốn tạ tội với người Sài Gòn sau khi đã đem chủ trương cải tạọ công thương vô làm hại không biết bao người Sài Gòn mà kể. Nghe nói sau đó ông Lê Đức Anh đưa thêm công bằng cho đủ vị đĩa nộm.

          Kể Dân giàu, nước mạnh cũng đã là hay, nhưng không hay bằng cha ông ta quan niệm: Quốc phú Dân cường. Nước giàu Dân mạnh. Hồ Chí Minh có nho học nên hiểu nghĩa này sâu sắc hơn. Không thể có chuyện làm cho dân nghèo mạt rệp mà nước có thể giàu được. Còn Dân có mạnh vì gạo bạo vì tiền, lại mạnh về đường học vấn, dân trí cao, chính Nguyên Ái Quốc cũng từng nói dân khôn thì quan không thể bắt nạt được, mà Dân lại có thực quyền càng mạnh. Nhân đây tôi thấy Thủ tướng Pham Minh Chính bắt đầu nói học thật. Nếu Dân ta có học thật, giàu có thật lại có quyền thật thì tôi cần chi tiến lên cnxh cho mệt. Anh có đồng tình với tôi không? Có người cho hậu dân sinh nghĩa là chuyện để làm sau. Thưa không phải. Hậu đây có nghĩa là làm cho thành hậu hĩnh, cho đầy đặn, nó là minh triết “sâu rễ bền gốc” mà Đức Thánh Trần chủ trương. Nhân dịp này tôi thấy nếu Thủ tướng thuyết phục được TBT quyết tâm đẩy tới câu chuyện Hoc thật và bàn cho ra nhẽ sửa cái luật đất đai rất tầm phào hiện nay thì giá trị gấp ngàn vạn lần cái học thuyết tiến lên cnxh. Anh nên nhớ chỉ cần một chỉ thị 100 và cái nghị quyết khoán 10 mà dân ta đã thoát khỏi cảnh đi mua thức ăn gia súc của họ để về cầm hơi, lại còn trở thanh nước xuất khẩu gạo có hạng. Dân ta là chủ nhân của giá trị minh triết về cái “Thực”. Có thực mới vực được Đạo”. “Sống ở đời ăn miếng dồi chó. Chết xuống mồ biết có hay không?” Thật tài tinh. Chỉ ra trong một món ăn cả một mệnh đề cốt tử của triết học, tồn tại hay không tồn tại. To be or not to be! Vì thế tôi nghĩ rằng mình đừng “súng sính và riết róng” lý thuyết làm gì. Mà chính anh cũng từng nói trăm năm nữa biết có hay không. Bàn chuyện trăm năm sau biết có hay không chi bằng rủ nhau đi gắp miếng dồi.

Về vấn đề thực tiễn, tức là chuyện làm và ăn. Dân ta rất chú trọng cái lẽ ăn. Ăn làm. Ăn nên làm ra. Ăn ở cho phải đạo,ăn nằm.…  Đến nỗi bọn quan lại cộng sản tiếp nhận cái lý sự ăn, trở thành lẽ sống bất chấp dân ta vẫn dạy rằng “miếng ăn là miếng tồi tàn”... Chúng ăn bẩn, ăn bất kể thứ gì,bất chấp đạo lý, luật pháp.Đến nỗi anh phải dựng cả một cái lò tôn, mà chúng vẫn không chừa. Cả một Quốc hội vẫn không dám định ra thế nào là tài sản bất minh. Tôi đồ rằng bọn họ ai cũng dính tài sản bất minh nên tìm cách tránh không đưa ra thành luật. Ở những nước văn minh họ có luật tài sản, tài sản thứ nhất thuế khác mà thứ hai, thứ ba thì mức thuế khác. Khi tôi sang thăm lại Tiệp khắc, anh em kể, ông thủ tướng xây ngôi nhà giá trị một triệu tư đô la. Tài chính vào kiểm tra, duy chỉ có 6000 đô la không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp, liền phải nộp 70% khoản thu nhập bất minh này, mới yên.…Lại phải loại bỏ bớt những công viên chức ngồi chơi xơi nước đi, cải cách tiền lương.Anh cũng biết rồi.Khi anh làm đề tài Luận cứ khoa học cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thời hiện đại,chính tôi đã trình bày chính sách lương hiện nay là tội lỗi,vì nó đã góp phần làm đảo điên những giá trị.

Như trên đã thưa rất nhiều vấn đề thực tiễn đều cấp bách, cần thiết,anh nên bỏ công cùng mọi người nghiên cứu để cải cách. Nhiều chính trị gia của những nước tiên tiên xung quanh ta, họ không bỏ công bàn lý luận suông mà để tâm cùng giới tinh hoa của họ, vạch ra và áp dụng những chủ trương chính sách tiên tiến hợp lý, khiến chi ba bốn thập kỷ họ đã sánh vai được với các  nước hiện đại của thế giới. Còn ở nước ta vào năm 1945, đã nêu vấn đề sánh vai với cường quốc năm châu, thì nay không những không sánh với cường quốc, mà cả mấy nước lân bang ta cũng không thể sánh vai, sánh vế, mà chỉ sánh đùi với họ mà thôi. 

        Cụ Ngô Thì Sĩ, một danh sĩ Bắc Hà, thân phụ của Ngô Thì Nhậm có một câu nói, mà chúng tôi gọi là minh triết. Nó không phải là lý thuyết, mà là trực cảm. Nó là sự đúc kết từ thực tiễn hành động của con người và xã hội từ bao đời rồi chiêm nghiệm mà thành.”Đem đạo thánh hiền để quở trách thói đời, không bằng đem đạo đời thường để cảm hóa lòng người”. Anh Ivo Vasiliev, một trí thức Tiệp khắc khi sang dự Hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh nhân đọc bài báo của tôi về giá trị minh triết ấy, đã hỏi: “Đạo thánh hiền thì tôi hiểu, còn đạo đời thường là thế nào?” Tôi trả lời đạo đời thường là như người nông dân cần ruộng đất, trả đất đai cho họ làm chủ. Người thợ thủ công cần xưởng máy phải trả xưởng máy cho họ. Nhà doanh nghiệp cần nhà máy, tàu thuyền, ngân hàng tín dụng, phải trả cho họ. Ivo gật gật bảo “tôi hiểu tôi hiểu”.Mấy năm gần đây tôi đọc lại Mác, thấy Mác cũng đề cập đến ý ấy.Ông nói, “những người sản xuất chỉ được tự do một khi họ có quyền sở hữu:đất đai, nhà máy, tàuthuyền, ngân hàng, tín dụng…”*Tôi còn nghĩ đạo đời thường nghĩa là nhân loại đang được dùng giá trị gì của cái đúng, cái tốt, cái đẹp, như dân chủ chẳng hạn, thì như Hồ Chí Minh cũng quan niệm được rẳng ”Phải làm sao cho dân ta dùng được, hưởng được quyền dân chủ..” Anh cũng biết rồi đấy Hồ Chí Minh còn yêu cầu phải là dân chủ thật, dân chủ mở rộng. Bây giờ ngay trong đảng với nhau còn thiếu dân chủ.Các thiết chế xã hội thì cũng chỉ là quan chủ, đảng chủ.Dân đâu có dùng đươc. Nếu không làm cho dân “dùng được, hưởng được” dân chủ, hóa ra Hồ Chi Minh chỉ nói không làm. Cái tội làm cho dân mất niềm tin vào Hồ Chí Minh,trước hết sẽ là do các anh.Hãy thôi học tập Hồ Chí Minh một cách hình thức đi.

        Bốn anh nên chụm đầu với nhau, cùng với một nhóm trí thức thứ thiệt, bàn cho ra nhẽ để ban hành một số luật tử tế cho dân dùng, dân hưởng.Luật đất đai, luật lập hội, luật biểu tình, luật tự do báo chí,luật kinh tế tư nhân, chương trình cải cách giáo dục để học thật dạy thật có nhân tài thật, coi trọng cải cách hành chính để có một nền hành chính và đội ngũ công chức thật sự là bà đỡ cho công cuộc phát triển Đất Nước. Hãy dũng cảm tự diễn biến tự chuyển hóa. Hãy thành tâm học tập những minh triêt trị nước an dân của Tổ tiên:Khoan Giản An Lạc. Vô vi Cư Điện các. Xứ xứ tức đao binh, Phù quốcbản, hà bạo khử, tắc dân tự an.Làm sao cho trong thôn cùng xóm vắng không còn lời hờn giận oán sầu.Vạn dạm Biển Đông dang tay giữ. Muôn năm Đất Việt vững trị bình. Có độc lập thống nhất mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì cũng không nghĩa lý gì.v…v./. ( Xin tham khảo “Có Một Nền Minh Triết Việt.” Tham luận tại hội thảo Việt Nam học 2021)./.

* Xem Marx Sa Vie et son eouvre của J.Eleinstein,P Fayard.Páris

Nguyễn Khắc Mai