Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

03:22 | Posted by bxvn
Tô Văn Trường
Như mọi người đều biết, trước cơn sóng dữ ngoại xâm từ phương Bắc, tình thế ngàn cân treo sợi tóc, Nhà Trần đã tổ chức Hội nghị Diên Hồng. Sử chép Vua Trần chỉ mời các bô lão đến dự, có lẽ đấy chỉ là cách diễn giải hình tượng về "những đại biểu trí tuệ do dân bầu, dân cử" đến để cùng Vua tôi Nhà Trần vừa bàn kế sách đánh giặc, vừa để động viên tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và củng cố niềm tin chiến thắng.
Để từ đó, quân dân nước Việt dũng cảm chiến thắng oanh liệt giặc Nguyên hung bạo. Các triều đại trước đó và sau đó với những hình thức và quy mô khác nhau đều có những Diên Hồng như vậy để bàn việc giữ nước và dựng nước. Ngày nay trước những cơ hội và thách thức to lớn rất cần phải có nhiều đột phá, mới mong có được một "Diên Hồng" theo đúng nghĩa của nó. 
Nhiều cử tri có chung nhận xét, Quốc hội hiện nay là diễn đàn chính thức có hiệu quả nhất, nếu không phải là duy nhất, để dân có thể phản biện chính sách và người thực thi chính sách, nghĩa là thực hiện quyền làm chủ của dân và giữ mối liên hệ giữa dân và Quốc hội. Dù việc này còn yếu, nhưng nếu không, Quốc hội không còn là Quốc hội nữa.
Có quá nhiều việc phải làm để Quốc hội thực hiện chức năng này, điều mà khá nhiều lãnh đạo không muốn, thậm chí có người lẩn tránh và tìm cách đối phó, dù không dám nói ra vì rất đơn giản, nói ra là tự sát về chính trị.
Theo Luật Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, nguyên tắc quan trong nhất là thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số, nhưng đáng tiếc đây là điều thường xuyên bị vi phạm ở các hình thức và cấp độ khác nhau.
Nhưng dù thế nào, Quốc hội cũng đang có những bước tiến đáng ghi nhận. Trong điều kiện hiện nay, những hoạt động có trách nhiệm, chủ động và trí tuệ của một số ít đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những đại biểu hiểu sâu về luật pháp, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Những ý kiến của họ rất đáng quý, có giá trị thức tỉnh công luận, góp phần khẳng định vai trò đại biểu nhân dân của Quốc hội.
Dân là nước
Cách đây hơn 600 năm, cảm khái sau thất bại của nhà Hồ, dẫn đến cảnh nước mất nhà tan, Cụ Nguyễn Trãi đã thốt lên một câu để lại cho muôn đời: "Lật thuyền mới biết dân như nước”. 
Xưa nay, bất cứ chính thể nào không lấy dân làm gốc hoặc chỉ nói cho đẹp, cho phải phép, trước sau đều phải trả giá. Các nhà Nho thì nói chữ: "Quốc dĩ dân vi bản" nghĩa là "Nước lấy dân làm gốc". Còn dân gian thì vừa có câu nói chữ: “Quan nhất thời, dân vạn đại” vừa có câu nôm na thẳng toẹt hơn: “Dân thương dân lập bàn thờ; Dân ghét dân đái ngập mồ, thối xương”. Những câu ấy dành cho mỗi vị quan tự soi đã đành, nhưng suy rộng ra, dân gian cũng gửi vào đó không chỉ lời nhắn cho từng vị.
Khâu đột phá của Quốc hội
Theo tôi tìm hiểu, được biết cách đây hơn 16 năm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An lắng nghe những ý kiến tư vấn trí tuệ và tâm huyết của một số vị đại biểu Quốc hội, đã mạnh dạn chọn đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn làm “đột phá khẩu”. Uy danh của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An có lẽ khởi phát từ việc này và hình ảnh Quốc hội lúc bấy giờ đã thay đổi đẹp đẽ trong con mắt cử tri.
03:28 | Posted by bxvn
Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh, tháng 2/2020. Ảnh: baotintuc.vn.
Ước đoán ở mức rất khiêm tốn, số tiền người dân phải trả cho các đại hội đảng ở riêng cấp địa phương đã đủ cho Thanh tra Chính phủ hoạt động hơn 25 năm.
***
Các đảng bộ địa phương trên cả nước đã bắt đầu tổ chức đại hội nhằm bình bầu ra những đại biểu “tinh hoa” tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII – sự kiện 5 năm mới có một lần. Họ sẽ bầu ra các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ đó là các cơ quan đầu não như Ban Bí thư và Bộ Chính trị, cũng như các vị trí được cho là sẽ trở thành lãnh đạo của Việt Nam.
Tuy nhiên, một hoạt động thuần túy đảng phái như vậy lại tiêu tốn kha khá ngân sách của phía chính quyền, mà nói thẳng ra là từ thuế, phí và các nguồn thu đáng ra có thể dùng cho nhiều hoạt động quản trị nhà nước và chính sách dân sinh.
Dưới đây, bài viết tổng hợp một số điều tréo ngoe, nhưng lại là sự thật chính trị mà hàng thập kỷ người dân Việt Nam đã, đang và chắc chắn sẽ phải tiếp tục đối mặt nếu không có bất kỳ thay đổi hay yêu sách cơ bản nào được đưa ra.
Tổng chi có thể rất lớn, nhưng không công khai
Trước khi đi sâu vào những vấn đề pháp lý, có lẽ cần cho bạn đọc cái nhìn toàn cảnh về cách mà ngân sách được sử dụng cho các kỳ đại hội.
Hiện nay, việc công khai chi phí tổ chức các kỳ đại hội vẫn còn rất mờ mịt.
Tổng quan quy định của Luật Tiếp cận Thông tin không hề nhắc đến các vấn đề minh bạch tài chính liên quan đến quá trình hoạt động, vận hành của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội…
Mặt khác, Luật Ngân sách Nhà nước thì có Điều 15 quy định về trách nhiệm công khai ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, Luật này cũng chỉ quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước bên khối chính quyền mà không nhắc đến phần ngân sách nhà nước sử dụng cho khối tổ chức chính trị.
Việc tìm kiếm thông tin về chi phí tổ chức đại hội đảng nói riêng và chi phí chi cho vận hành của tổ chức đảng nói chung buộc người viết phải thử vận may với các báo cáo của Bộ Tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm trực tiếp về ngân sách và thu chi quốc dân.
Theo đó, có thể thấy Bộ Tài chính có lập một website riêng khá dễ sử dụng và theo dõi. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về chi ngân sách mà họ cung cấp thì không giúp ích gì lắm cho người đọc, dù thứ họ muốn tìm là gì.
Lấy ví dụ vào ngày 15 tháng Tư năm 2020, Bộ Tài chính có công bố Ước toán thực hiện ngân sách Quý I/2020, tức khoảng thời gian đã lên kế hoạch tài chính và chi nhằm chuẩn bị cho các kỳ đại hội bắt đầu vào tháng Năm.
Tuy nhiên, trong mục chi chỉ xuất hiện vỏn vẹn ba tài khoản là chi thường xuyên (cao nhất, ở mức 343 ngàn tỷ đồng), chi trả nợ lãi và chi cải cách tiền lương. Ước toán rõ ràng không có tác dụng gì trong việc kiểm tra, giám sát minh bạch tài chính từ phía người dân.
Vì sự bí bách thông tin này, người viết buộc phải tìm từ các nguồn cấp thấp hơn và vi mô hơn. Điều này sẽ làm mất đi khả năng khái quát hóa về độ “ngốn” kinh phí của các kỳ đại hội đảng. Tuy nhiên, đây có vẻ là cách duy nhất để tiếp cận với chúng.
Ví dụ, vào tháng Tư mới đây, có công văn chính thức của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn gửi cho Bộ Tài chính đề nghị hỗ trợ kinh phí tổ chức đại hội đảng các cấp tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2020-2025. Số tiền yêu cầu lên đến hơn 85 tỷ đồng cho các kỳ đại hội ngắn ngủi.
Cụ thể hơn, Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu gần 10 tỷ đồng cho kỳ đại hội cấp tỉnh, 66 tỷ đồng cho kỳ đại hội cấp huyện. Thậm chí còn có cả kinh phí để “cải tạo, sửa chữa công trình phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp” (tức chi phí cố định đáng lẽ phải hạch toán riêng biệt, không biết vì sao lại có thể xin), với hơn 10 tỷ đồng.
Và điều quan trọng hơn cần nhớ rằng Lạng Sơn là một trong những tỉnh vùng núi khó khăn, với số lượng đảng viên không quá cao, dân số thấp và chi phí sinh hoạt được đưa vào diện dưới cùng của cả nước.
Hay trong một tài liệu khác mà người viết tìm được của Ủy ban Nhân dân thị xã Quảng Trị (tức chỉ ở cấp huyện), được ban hành ngày 28 tháng Hai năm 2020, số tiền mà họ đề nghị Sở Tài chính tỉnh gửi Trung ương xem xét hỗ trợ cho địa phương mình lên đến 5,7 tỷ đồng.
Theo đó, tiền ăn dành cho đại biểu và khách mời trong hai ngày đại hội… cấp xã không thôi đã là gần 800 triệu đồng, công tác “tuyên truyền” phục vụ đại hội là 150 triệu đồng, và tiền “chi bồi dưỡng trực tiếp” là gần 300 triệu đồng.
Một huyện khác là Hướng Hóa cũng yêu cầu chi 2,5 tỷ đồng cho các đại hội cấp huyện và 5,1 tỷ đồng cho các đại hội cấp xã, tổng là khoảng 7,6 tỷ đồng.
Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, Lạng Sơn có 11 đơn vị. Dân số Quảng Trị là khoảng 600 nghìn người, Lạng Sơn là khoảng 800 nghìn người, thuộc nhóm các tỉnh có quy mô dân số thấp nhất cả nước và kinh tế dưới mức trung bình cả nước.
Vậy cho dù lấy con số của Lạng Sơn (85 tỷ) là con số trung bình của mỗi tỉnh, người viết hoàn toàn có thể phỏng đoán chi phí tổ chức đại hội đảng được chi ra dành cho 64 tỉnh thành là gần 5.500 tỷ đồng, không tính khối đảng cơ quan trung ương và đại hội toàn quốc. Và đây là một mức ước đoán rất khiêm tốn.
Theo những số liệu mà Luật Khoa đã thu thập trong các bài viết trước đó, số tiền này đủ để Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Dân tộc của Chính phủ hoạt động trong hơn 25 năm; và dư để chi cho của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – vốn là một trong những bộ chủ chốt của Việt Nam – hoạt động trong một năm (dự toán năm 2020 ở mức 5.300 tỷ đồng).
Luật được hướng dẫn bằng quy định của… Văn phòng Trung ương Đảng
Đây không phải là một tiêu đề giật gân để thu hút bạn đọc, mà nó là sự thật.
Về Luật Ngân sách Nhà nước mà chúng ta đã nhắc đến ở trên, tại Điều 36 và 38 cho thấy, ngân sách trung ương lẫn ngân sách địa phương đều có trách nhiệm chi thường xuyên cho hoạt động của tổ chức chính trị (mà ở đây chính là Đảng Cộng sản Việt Nam).
Ở khoản 7 và khoản 8 của Điều 8 về nguyên tắc hoạt động của ngân sách nhà nước, kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ nhà nước giao theo quy định của Chính phủ. Theo đó, ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội.
Tuy nhiên, đó cũng là toàn bộ những gì Luật Ngân sách Nhà nước nói về khoản chi cho Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nghị định 163/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Ngân sách Nhà nước, tại Điều 9, Chính phủ lại “giao Bộ Tài chính quy định cụ thể về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Thông tư 40/2017 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí và chế độ hội nghị cho chúng ta một hy vọng để hiểu rõ hơn về nguyên tắc và cách thức chi ngân sách cho các hoạt động của đảng nói chung và đại hội đảng các cấp nói chung, bằng một văn bản quy phạm pháp luật hợp pháp.
Song ngay trong Thông tư, Bộ Tài chính khẳng định chi ngân sách cho “Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc, hội nghị của các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam” sẽ được thực hiện riêng theo quy định của các cấp thẩm quyền, nhưng không xác định cấp thẩm quyền nào.
Vậy cuối cùng cấp thẩm quyền nào quyết định về thu chi ngân sách cho các kỳ đại hội?
Dần dần, người viết nhận ra rằng khó có thể tìm ra một văn bản quy phạm pháp luật thật sự để quản lý thu chi ngân sách dành cho hoạt động của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nội dung “pháp lý” được viện dẫn trong các văn bản liên quan thật ra chủ yếu là Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 30/5/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về ban hành Quy định chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở (“Quyết định 99”).
Riêng đối với chi phí dành cho chế độ chi tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong năm 2020 tới đây thì do Quyết định 3989-QĐ/VPTW ngày 16/8/2019 của Văn phòng Trung ương Đảng quy định.
Hiện người viết vẫn chưa tìm được toàn văn đầy đủ của Quyết định 3989, có thể do nó chỉ được ban hành nội bộ. Song đây cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tréo ngoe trong minh bạch về thu chi ngân sách của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam.
Riêng đối với Quyết định 99 của Ban Bí thư, có thể thấy văn bản này có những quy định có vẻ còn mạnh bạo hơn cả văn bản luật của Quốc hội.
Bên cạnh việc trao thẩm quyền về lập và giao dự toán kinh phí, quá trình cấp phát và quyết toán cho các cơ quan đảng nhưng dùng… ngân sách nhà nước; Quyết định này còn quy định cả nghĩa vụ của ủy ban nhân dân các cấp, cũng như các cơ quan chính quyền khác có trách nhiệm đảm bảo kinh phí hoạt động công tác đảng.
Một ví dụ cụ thể tại Khoản 1, Điều 5 của Quyết định 99 có ghi nhận:
“Căn cứ vào dự toán được phê duyệt, uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm đảm bảo kinh phí hoạt động của cấp uỷ và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và báo cáo cấp uỷ, đồng thời báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp.”
Như vậy, nói về thẩm quyền và tầm bao quát, văn bản do cơ quan đảng ban hành có giá trị không kém gì khi so sánh với luật của Quốc hội và nghị định của Chính phủ.
***
Những vấn đề mà người viết trình bày trên đây không phải là vấn đề mới. Nó đã tồn tại trong trong hệ thống chính trị của một quốc gia Việt Nam toàn vẹn hơn 40 năm nay. Tuy nhiên, trong thời điểm mà hàng ngàn tỷ ngân sách đang được đổ ra đơn giản chỉ để Đảng Cộng sản hình thành nên ban bệ lãnh đạo của riêng họ, những người đóng thuế trên lãnh thổ Việt Nam nên đẩy mạnh những thảo luận về việc vì sao hiện tượng này lại diễn ra.
Vì sao một ngân sách nuôi hai nhà nước lại có thể xem là con đường duy nhất trong quản lý tài chính công Việt Nam?
B.C.T.
Nguồn: Tạp chí Luật Khoa
In tất cả
Trong cửa sổ mới
[Diễn đàn XHDS] một đề xuất vi phạm nhân quyền nghiêm trọng: Cắt điện, nước nếu vi phạm hành chính
Hộp thư đến
x
https://www.google.com/s2/u/0/photos/public/AIbEiAIAAABECIWYseW2-5-J8QEiC3ZjYXJkX3Bob3RvKigzN2Q3MmY2ZDQxNDgzZjNmZGQyMDQzM2RjZTkwNjg3Y2I4ODI0NjQ2MAHxWrdNtK5OyVnmIwprMdB3mMqOow?sz=40
Nguyen Luong Hai Khoi <haikhoisp@gmail.com>
09:41 (21 phút trước)
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
tới Hoàng, Tai, ha-duong.tuong, CSF-XHDS, Chi, Chu, Hung, Le, Ngoc, Nguyen, To, Trang, nguyen, Đại
https://mail.google.com/mail/u/0/images/cleardot.gif
Kính thưa các Thầy, các Bác, 

Đây là một đề xuất vi phạm nhân quyền nghiêm trọng: Cắt điện, nước nếu vi phạm hành chính


Đáng tiếc là có cả Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng đồng tình, dù có rào lại là "tùy trường hợp". 

Hành động thế này, Việt Nam còn khắc nghiệt hơn cả China. China chấm điểm đạo đức bằng trí tuệ nhân tạo, hiện mới trừng phạt bằng cách khóa tài khoản ngân hàng, vẫn còn để điện nước cho mà sống. 

VN luôn luôn học theo những thứ rác rưởi nhất của China một cách cực đoan. 

Luật này nếu được thông qua: 

1. Cơ quan kinh doanh độc quyền của nhà nước có thêm chức năng của công an. 
2.  Cơ quan kinh doanh độc quyền của nhà nước có thể phản bội hợp đồng với khách hàng, dù những "vi phạm hành chính" của khách hàng không liên quan gì đến hợp đồng cung cấp dịch vụ của họ. 
3. Vô hiệu hóa các đơn kiện của khách hàng đối với Cơ quan kinh doanh độc quyền của nhà nước khi họ không tuân thủ hợp đồng.
4. Những người dùng mạng xã hội phản biện, phê phán những cái sai của nhà nước có thể từng bước bị vô hiệu hóa bằng cách chụp cho cái tội "vi phạm hành chính" ( vì "viết bài có nội dung sai trái trên mạng xã hội"). 
5. Vô hiệu hóa các cơ quan tòa án, vốn đã không được độc lập với cơ quan hành pháp: Cơ quan hành pháp có thể triệt hạ nguồn sống cơ bản của người dân mà không cần phải xin lệnh của tòa án, công tố viên. 
6. Bất kể có được rào đón thế nào, cho phép điều này thành luật, không sớm hay  muộn, cũng sẽ dẫn đến sự lạm dụng, lạm quyền ghê gớm của cơ quan nhà nước. Ở các nước phát triển, cơ quan hành pháp bị theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt mà người ta còn không thể cho phép họ cái quyền tự ý tấn công vào nguồn sống cơ bản của dân (nước, điện).

Tôi đề nghị nếu Luật này được thông qua, nên bổ sung là: Nếu vi phạm hành chính thì không chỉ cắt điện, nước mà còn cấm thở (cấm sử dụng không khí). Như thế mới "đồng bộ".  

cháu Khôi
 
--------------------------------------------------------------------
Nguyen Luong Hai Khoi
Global Studies Institute, University of Oregon 



Nguyễn Nam (thực hiện)
(VNTB) - “Việt Nam chưa có mô hình pháp luật rõ ràng” là nhận xét của phó giáo sư, tiến sĩ Ngô Huy Cương, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ý kiến trên của ông Ngô Huy Cương nằm trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QG.19.56 mang tên “Cải cách pháp luật dân sự đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam”.

Xin được trích giới thiệu như một tham khảo cho lý giải vì sao “Đã không biết sao lại bắt dân chúng chờ cả trăm năm?” mà tác giả Mỹ Thuận đã thắc mắc trong một bài viết đăng trên trang Việt Nam Thời Báo hôm 11-6-2020 (*).

Nói thêm, ý kiến của ‘người trong cuộc’ như ông Ngô Huy Cương trong vấn đề cải cách tư pháp ở đây, cũng tương tự như những kiên trì phản biện của nhà báo Phạm Chí Dũng trong các vấn đề nội chính – một lãnh vực mà ông từng có thời gian dài đến 16 năm làm ‘người trong cuộc’.

Các tít phụ trong bài là biên tập viên chọn đặt.

***
Nền kinh tế của mệnh lệnh hành chính
Pháp luật trong những nền kinh tế thị trường phát triển có vai trò quan trọng nhưng không có ý nghĩa tạo lập nên nền kinh tế.

Còn ở nước ta, hệ quả tất yếu của công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất và kế hoạch hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân là sự bài bác tư tưởng tư hữu và xóa bỏ tầng lớp thương nhân.

Để có được một chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân, người ta ắt hẳn phải bằng ý chí quyết liệt biến thành các mệnh lệnh có chế tài đặc biệt áp đặt cho toàn bộ xã hội – đó chính là pháp luật- vì đơn giản theo nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin rằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không tự nhiên hình thành trong lòng các xã hội có giai cấp người bóc lột người.

Đói và tụt hậu về kinh tế mà không thể không được thừa nhận, dù cố bao biện, khiến chúng ta phải nhiều lần kế nhau liên tiếp phục hồi kinh tế tư nhân để mang về sự sung túc, lại không gì khác hơn, bằng ý chí quyết liệt biến thành các mệnh lệnh có chế tài đặc biệt áp đặt cho toàn bộ xã hội – đó chính là pháp luật - vì nền tảng quan trọng của kinh tế tư nhân là quyền tư hữu tư liệu sản xuất và tự do kinh doanh đã bị ý chí trước đó thủ tiêu.
Vẫn là sự tùy hứng
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay là một hệ thống pha tạp bất chủ ý có căn nguyên công lý. Vì vậy có thể nói: Việt Nam hiện nay không có một mô hình pháp luật rõ ràng.

Các đạo luật, kể cả Hiến pháp, được xây dựng tùy hứng bởi các cơ quan soạn thảo và Quốc hội, thiếu nghiên cứu cơ bản và thiếu đồng bộ nghiêm trọng. Mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu hụt, bất cập và không phù hợp với đời sống xã hội là hệ quả tất yếu phát sinh từ đó.

Hiến pháp năm 2013 là sự lai tạp giữa kiểu loại Hiến pháp Soviet với kiểu loại Hiến pháp khá phổ biến ở các nước Tây Âu, nhưng nghiêng nhiều về kiểu loại Soviet (mà có thể gọi là kiểu Hiến pháp “bán xã hội”).

Bộ luật Dân sự năm 2015 pha tạp thiếu suy nghĩ giữa pháp điển hóa theo trường phái Pandectits (Đức) và trường phái Humanists (Pháp) với những thực tiễn thô nhám của Việt Nam.

Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi năm 2017) là sự kết hợp vội vã, thiếu nền tảng giữa luật hình sự Soviet và truyền thống luật hình sự của các nước Tây Âu.

Luật Thương mại năm 2015 pha trộn thiếu tính toán giữa mô hình luật thương mại Pháp, thực tiễn thiếu gọt giũa của Việt Nam với một vài quan niệm của Hoa Kỳ.

Bộ luật Lao động năm 2012 dựa trên tư tưởng phát triển kinh tế thị trường với kỹ thuật pháp lý Soviet, và một số kinh nghiệm trớ trêu về quản lý lao động của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung… Điều đáng nói là những sự lai tạp, pha tạp, pha trộn, kết hợp hay trộn lẫn này đều là hệ quả của sự thiếu cân nhắc về nhiều phương diện, chứ không phải là sự du nhập do giao lưu kinh tế, văn hóa một cách lành mạnh thông thường.
Ảnh hưởng của truyền thống Sovietique Law còn để lại khá nặng nề
Đáng chú ý là hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay không có sự phân biệt đáng kể giữa luật công và luật tư. Nguyên nhân chủ yếu là do sự ảnh hưởng của truyền thống Sovietique Law còn để lại khá nặng nề.

Do vậy quan niệm về pháp luật của những người làm luật vẫn xem pháp luật được làm ra để quản lý nhà nước và để nhân dân thực hiện đúng như vậy. Bản thân trong qui trình làm luật của Quốc hội, bất kể đạo luật nào cũng bị đòi hỏi đánh giá tác động xã hội như việc thiết kế các chính sách công.

Trong khi chính thể được tổ chức tập quyền về lập pháp theo kiểu Soviet, nhưng Quốc hội Việt Nam chỉ chú ý tới việc thông qua từng đạo luật cho phù hợp với thứ tự và thời gian cũng như tên gọi thể hiện trong chương trình do mình quyết định mà quên mất sự dẫn dắt hệ thống pháp luật theo một mô hình nhất định.

Có lẽ vì vậy khâu nghiên cứu khoa học pháp lý bị xếp ở hàng thứ yếu? Chẳng thế mà Viện Nghiên cứu Lập pháp và Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp tồn tại lay lắt, thiếu nhựa sống (có nghĩa là thiếu cả nhân lực, vật lực và tài lực). Tuy nhiên có một số nguyên tắc mà Hiến pháp năm 2013 định ra có thể làm kim chỉ nam cho việc soạn thảo và thông qua các đạo luật. Vấn đề còn lại là những người trong qui trình này hiểu các nguyên tắc đó như thế nào.

Hầu hết các nguyên tắc hiến định liên quan tới môi trường pháp lý kinh doanh. Song cần chú ý nhất tới ba nguyên tắc – đó là: nguyên tắc nhà nước pháp quyền; nguyên tắc tư pháp độc lập; và nguyên tắc tự do kinh doanh.
Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam có gì khác lạ?
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nhà nước pháp quyền có một hạt nhân lý luận quan trọng là nhà nước bị ràng buộc bởi pháp luật vì tự do của cá nhân con người.

Khác với pháp chế xã hội chủ nghĩa nơi đòi hỏi mọi cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân phải tuân thủ pháp luật một cách vô điều kiện , nhà nước pháp quyền chỉ đòi hỏi nhà nước phải tuân thủ pháp luật để bảo vệ tự do cá nhân của con người. Hai vấn đề này có thể có sự khác biệt về mục tiêu chính trị - pháp lý.

Một bên nhằm tới buộc nhà nước phải thực hiện đúng vai trò của mình và tôn thờ ý nghĩa thực sự của sự ra đời của nhà nước. Bên kia nhằm tới buộc mọi cá nhân và tổ chức phải tôn trọng sản phẩm do nhà nước làm ra – đó là pháp luật.

Hiện thời trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam thuật ngữ pháp chế xã hội chủ nghĩa không xuất hiện. Trước đó trong Hiến pháp năm 1992, pháp chế xã hội chủ nghĩa được qui định như một nguyên tắc nổi bật tại Điều 12.

Tuy nhiên một phần quan trọng của nguyên tắc pháp chế nói chung được Hiến pháp năm 2013 qui định tại Điều 46 về nghĩa vụ của công dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; nghĩa là cuối cùng thì vẫn tuân thủ cái gọi là ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’.

______________

Chú thích:


 Báo Chí Kiểm Duyệt,
Cái Thây Ma Được TắmNước Hoa.
                                 Nguyễn khắc Mai
Viết nhân ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam.Thật ra báo chí VN chưa hề cách mạng.
Chữ cách mạng ở đây tôi dùng theo quan niệm của những người cọng sản.Họ tuyên bố theo Mác xít (chủ nghĩa Mác), và luôn luôn khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng.Kể cả khi họ thêm cái đuôi Lê nin vào chủ nghĩa Mác.Trớ trêu là tôi từng nghe nhiều ủy viên TƯ có học vấn nói rằng “làm gì có Mác xít, chỉ có chủ nghĩa Mác mít mà thôi.”(mác mít , chơi chữ theo tiếng Pháp marmite là cái nồi nấu cơm)
Trong lĩnh vực báo chí, tôi chưa hề thấy có chút gì mang hơi hướm của những tư tưởng của chính Các Mác về lĩnh vực  này.Vì thế tôi cho rằng báo chí của Cọng hòa xã hội Việt Nam không hề là cách mạng.Họ đã đánh tráo khái niêm để lừa mị mà thôi.Có chăng chỉ có thể gọi là Báo chí của đảng Cọng sản mà thôi.Gọi ngày báo chí cách mạng thật giã dối.
Theo Mác, báo chí phải được tự do.Ông nói “ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí.Ông còn nói một cách hùng hồn rằng “Báo chí tự do, đó là con mắt sáng suốt của tinh thần của nhân dân,là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình,là những dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới…Báo chí tự do ,đó là sự sám hối công khai của nhân dân trước bản thân mình, mà lời thú nhận thật tâm, như mọi người đều biết thì có khả năng cứu rỗi. Báo chí tự do là tấm gương tinh thần trong đó nhân dân nhìn  thấy bản thân mình. Còn sự tự nhận thức là điều kiện đầu tiên của sự sáng suốt.Báo chí tự do-đó là tinh thần nhà nước (công dân) mà mọi túp nhà tranh đều có được với những chi phí thấp hơn là phương tiện thắp sáng.Báo chí tự do là toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết…”
Ông phân loại chỉ có hai loại báo chí: báo chí tự do và báo chí bị kiểm duyệt.”  Ông nói“báo chí bị kiểm duyêt là sự quái dị không có tính cách của sự thiếu tự do, đó là con quái vật dược văn minh hóa,cái quái thai được tắm nước hoa.”Báo chí kiểm duyệt là biện pháp cảnh sát, thậm chí là biện pháp tồi…”Tệ lớn nhất, tệ giả dối gắn liền với báo chí kiểm duyệt…Điều đó dẫn đến, chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình, duy trì sự lừa dồi và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Còn nhân dân sẽ rơi vào tình trạng mê tín chính trị, hoặc hoàn toàn quay lưng với cuộc sống quốc gia, biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng tư.”…
Còn nhiều, nhiều nữa, những ý kiến của Các Mác, vị tổ sư của cái gọi là chủ nghĩa Mác.Tôi  gọi, cái gọi là, bởi vì chính C.Mác đã từng tự diễu mình rằng :như tôi mà cũng là ísme ư?.Ông không nhận  tư duy của mình là chủ nghĩa! Bạn có thể tìm thấy chúng trong  TâpI,Tổng tập Mác-Ăng Ghen,NXB Chính trị Quốc gia (bỏ Sự thật.)
Điều khôi hài là Đảng Cọng sản luôn xưng mình là cách mạng mác xít, nhưng ta không hề tìm thấy môt mi li gam nào tư tưởng của Mác trong cái gọi là báo chí cách mạng Việt nam.Báo chí Việt nam của đảng là báo chí bị kiểm duyệt 100% như quan niệm của chính C.Mác.Ở đây điều tinh vi là như Mác nói cái quái thai đó lại được Ban Tuyên giáo TW là vị Đại Tổng biên tập, luôn luôn xịt nước hoa cho chúng!
Tôi nghĩ rằng Đảng nên thả ngay những nhà báo đang bị nhốt trong tù vì đã làm báo chí tự do, mà chính Các Mác rất cổ xúy.
Hãy có một Luật Báo chí, không phải để quản lý mà là để thực hiện thật thà theo quan niệm của Mác.Theo Mác Báo chí tự do là của nhân dân.Đảng tước đoạt quyền làm báo tự do của dân thực sự là phản bội Mác phản bội cả nhân dân của mình.
Như Mác nói. Hãy chấm dứt sự “lừa dối”.