Sáng 23/12/2020 tại diễn đàn
quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài diễn văn muốn Việt Nam hóa hổ, hóa
rồng, đi ra nước ngoài chinh phục Thế giới, với quan điểm chỉ đạo MAKE IN VIETNAM,
dưới đây là một số trích dẫn nguyên văn:
Không Make in
Vietnam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in
Vienam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in
Vietnam thì Việt Nam không thể tự cường.
Không Make in Vietnam thì Việt Nam
không thể hùng cường thịnh vượng.
Một năm trước đây, tại Diễn đàn
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ nhất, bài hát tự hào Việt Nam đã
vang lên, với 100 diễn viên, gái trai, lớn nhỏ, các vùng miền và các dân tộc.
Sự ra đời của chương trình Make in Vietnam, của tinh thần Make in
Vietnam là thể hiện khát vọng và tự hào Việt Nam, của toàn dân Việt Nam…Make in
Vietnam để giải quyết vấn đề Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển. Make in
Vietnam để đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới và đóng góp cho sự phát
triển của nhân loại. Make in Vietnam để làm chủ công nghệ. Make in
Vietnam để bảo vệ Việt Nam. Make in Vietnam để Việt Nam hùng
cường thịnh vượng… Make in Vietnam là một khẩu hiệu
hành động. Là thúc giục tinh thần thiết kế tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam,
LÀM RA TẠI VIỆT NAM
Nhưng theo tôi MAKE IN VIETNAM lại không quan trọng
bằng MAKE BY VIETNAMESE (do người Việt Nam làm ra), vì những lý do như sau:
Đối với Thế giới, từ lâu MADE IN JAPAN, MADE IN
GERMANY, MADE IN USA v.v.. để chỉ THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA với thông điệp cốt lõi
truyền tải ra toàn Thế giới là CHẤT LƯỢNG sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ DO
NGƯỜI NHẬT, NGƯỜI ĐỨC, NGƯỜI MỸ LÀM RA LÀ TUYỆT HẢO, ĐẦU BẢNG, MIỄN CHÊ. Giá
bán và sức mua đối với cùng một loại sản phẩm, cùng tính năng sử dụng thì MADE
IN JAPAN luôn ở đẳng cấp trên đối với MADE IN CHINA hay MADE IN VIETNAM. Để đạt
được CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐẲNG CẤP và MIỄN CHÊ người Nhật, người Mỹ, người Đức
đã đưa rất nhiều trí tuệ và chất xám vào trong sản phẩm. Nhờ vậy giá bán luôn
là cao hơn. Ví dụ với cùng một chiếc xe chở khách (nặng 1,5 tấn gồm vật tư sắt,
thép, nhựa, kính, cao su) người Nhật xuất khẩu 10 chiếc thu về ngoại tệ tương
đương với người Trung Quốc xuất khẩu 15 chiếc. Nói đơn giản là người Nhật đã
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÓ HÀM LƯỢNG TRÍ TUỆ VÀ CHẤT XÁM RẤT CAO trong đó để thu
ngoại tệ mạnh về cho đất nước.
Người Anh, người Mỹ thiên về xuất khẩu những chip điện
tử bé tẹo và các phần mềm ứng dụng gần như không có khối lượng cũng thu về
ngoại tệ tương đương với Việt Nam xuất khẩu nhiều tấn gạo, hay chè, cà phê, cá
tra hoặc tôm.
Mỹ và Anh xuất khẩu giáo dục thu về lượng ngoại tệ rất lớn. Ví dụ, riêng
Việt Nam, năm 2019 đã có khoảng 30.000 du học sinh sang Mỹ, chi
trả cho Mỹ khoảng 3 tỷ USD. Cũng trong năm 2019 nhiều triệu nông dân Việt
Nam bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, xuất khẩu 6,4 triệu tấn gạo thu về 2,8
tỷ USD.
Như vậy, khẩu hiệu MAKE IN VIETNAM với nghĩa là niềm
tự hào về ĐẲNG CẤP CHẤT LƯỢNG của người Việt Nam rõ ràng là không có. Còn với
nghĩa là kêu gọi đẩy mạnh sản xuất tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, không
khuyến khích nhập khẩu thì thực sự là thừa.
Vì nửa thế kỷ qua là giai đoạn Thế giới mở cửa và hội
nhập. Các tập đoàn, công ty lớn ở các nước phát triển đã di dời, mang nhà máy
công nghệ cũ, hay các công đoạn sản xuất cần nhiều sức lao động giản đơn sang
các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là điển hình của xu
thế này. Hàng tỷ chiếc máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy ảnh, điện thoại
thông minh, tai nghe không dây, TV, tủ lạnh, điều hòa v.v.. đã được MADE IN
CHINA, MADE IN INDIA, MADE IN VIETNAM nhưng mang thương hiệu APPLE, NOKIA,
SAMSUNG, SONY, DELL, ELECTROLUX v.v.. Lương một giờ lao động của công nhân
Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với phải trả cho một công
nhân Mỹ, Anh, Thụy Điển hay Hàn Quốc. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh thái ở
Việt Nam thấp hơn và lỏng lẻo hơn so với ở các nước phát triển. Ngoài ra, ô tô,
xe máy Honda, Toyota v.v.. lắp ráp tại Việt Nam hay Trung Quốc sẽ tránh được
thuế nhập khẩu rất cao, tận dụng, khai thác thị trường mới nổi to lớn.
Nam Triều Tiên thập kỷ 60 nghèo ngang bằng miền Nam
Việt Nam, nhưng ngày nay thì hoàn toàn khác. Ông Choi Joo Ho Tổng giám đốc
Samsung Việt Nam được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp, đã báo cáo dự kiến cả
năm 2019, doanh thu của Samsung Việt Nam sẽ đạt 73,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu
đạt 63,5 tỷ USD. Như vậy 10 tỷ USD sản phẩm tiêu thụ tại Việt Nam, chiếm 77%
tổng giá trị thị trường hàng điện tử tiêu dùng ở Việt Nam, khoảng 13 tỷ USD
(theo Bộ Công thương). Các sản phẩm của các tập đoàn Việt Nam như
Viettel, Vingroup, FPT, VNPT, MOBIFONE, BKAV v.v.. chỉ chiếm có 5% của 13 tỷ
USD mà thôi.
Năm 2018 các tập đoàn, công ty nước ngoài đã LẮP RÁP
và GIA CÔNG rất nhiều sản phẩm tại Việt Nam và xuất khẩu đạt 176 tỷ USD, chiếm
72% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 245 tỷ USD. 28% còn lại dành cho
các công ty Việt Nam. Tỷ lệ này trong tương lai sẽ tăng mạnh vì cuộc chiến thương
mại Mỹ - Trung đang đẩy dòng đầu tư FDI sang Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Theo
Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam năm 2018 cũng khoảng 245 tỷ USD. Có thể nói
là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI đang Make in Vietnam và
đóng góp chủ lực cho GDP của Việt Nam.
Như vậy kêu gọi MAKE IN VIETNAM với nghĩa LÀM RA TẠI
VIỆT NAM không còn cần thiết nữa.
Theo tôi cần kêu gọi và đẩy mạnh khẩu hiệu MAKE BY
VIETNAMESE vì người Việt Nam chúng ta hiện phát triển chủ yếu nhờ CÔNG NGHỆ
NGOẠI NHẬP, MÁY MÓC, THIẾT BỊ NGOẠI NHẬP (chưa kể đến nguyên vật liệu, vật tư,
phụ tùng, chi tiết, linh kiện ngoại nhập). Chúng ta thuần túy vận hành, gia
công và lắp ráp.
Các nhà khoa học Việt Nam được đào tạo ở khắp ĐÔNG,
TÂY, NAM, BẮC của Thế giới, được qui tụ dưới sự lãnh đạo của Bộ Khoa học
và Công nghệ với truyền thống 60 năm thành lập, nhưng hiện không thể tự sản
xuất nổi con ốc vít đạt chuẩn quốc tế. Các chủ đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản đã
vất vả tìm kiếm, nhưng không thành, đành phải nhập khẩu cả ốc vít vào để lắp
ráp các sản phẩm của họ tại Việt Nam.
Việt Nam là cường quốc của hàng dệt may. Tuy nhiên các
nhà khoa học Việt Nam không thể sản xuất ra nổi một chiếc máy may hay máy dệt
công nghiệp. Việt Nam là đất nước của xe đạp, xe máy. Nhưng các nhà khoa
học Việt Nam không tự thể chế tạo ra được dây chuyền, công nghệ sản xuất bi,
xích, líp xe đạp. Việt Nam tự hào là quốc gia có truyền thống văn minh lúa
nước, cường quốc về xuất khẩu gạo. Nhưng các nhà khoa học Việt Nam vẫn không
thể tự chế tạo ra dây chuyền, công nghệ để sản xuất công nghiệp, ví dụ máy gieo
hạt, hay máy cấy, máy gặt v.v...
Do Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo, nên
các nhà khoa học Việt Nam không thể chế tạo ra công nghệ, làm ra công nghệ, chế
tạo ra dây chuyền sản xuất, làm ra máy mẹ đẻ ra máy con.
VinGroup tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất và tự hào
nhất của đất nước đã sử dụng 100% trí tuệ và chất xám nước ngoài, 100% máy móc,
thiết bị hiện đại, robot tự động nhập ngoại, với hầu hết linh kiện, bộ phận,
nguyên vật liệu cũng nhập ngoại để sau một đêm ngủ dậy cho ra đời chiếc xe
Vinfast ước mơ, Made in Vietnam!. Chuyên gia nước ngoài đã đến Hải Phòng, cầm
tay, chỉ việc hướng dẫn các kỹ sư Việt Nam lắp ráp và vận hành dây chuyền sản
xuất. Tương tự là đối với chiếc điện thoại thông minh Vsmart, Made in Vietnam,
tại Khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc (Hà Nội).
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch VinGroup tại diễn đàn
Tech Awards do VnExpress tổ chức vào ngày 7 - 8/1/2021 cho biết những kế hoạch
phát triển trong tương lai về mở rộng thị trường với điện thoại thông minh,
thiết bị IoT, xe điện cũng như cơ hội cho công ty trong kỷ nguyên 5G mới. Một
trong những khó khăn được bà đề cập là "Để
nội địa hóa nhiều phần linh kiện, chúng tôi chấp nhận mất đi một vài lợi thế
cạnh tranh về giá. Ví dụ, phần vỏ điện thoại muốn tự sản xuất tại Việt Nam, nhà
sản xuất phải chịu đắt hơn từ một đến hai USD mỗi chiếc". Như vậy,
nếu chiếc vỏ cũng nhập tuốt luôn từ Trung Quốc rõ ràng là rẻ hơn. Tuy nhiên,
tôi chắc chắn rằng cái dây chuyền, công nghệ, thiết bị và loại nguyên liệu (kim
loại hay nhựa) để sản xuất vỏ điện thoại, công ty Vinsmart cũng phải nhập khẩu.
Tại Trung Quốc, Ấn Độ, bạt ngàn các chi tiết, linh
kiện điện tử bán khắp nơi để lắp ráp tạo ra đủ kiểu, đủ loại nhái các thương
hiệu điện thoại thông minh 4G như Apple, Samsung, Nokia, Sony v.v.. Do vậy
những chi tiết, linh kiện này cũng tràn ngập Việt Nam. Nếu bạn vào Youtube, sau
đó gõ vào cụm từ “ráp iphone” sẽ xuất hiện rất nhiều các video của các cháu học
sinh ham thích tự lắp ráp iphone 8 đến iphone 12, giới thiệu rất cụ thể việc tự
thiết kế, design cấu hình làm căn cứ đi các cửa hàng tìm chọn mua các chi tiết,
linh kiện, về tự ráp iphone 8 Plus với cấu hình khủng, thành công để chơi game,
chụp ảnh với giá 3 triệu đồng; trong khi sản phẩm của chính hãng, hàng mới giá
bán 12 – 13 triệu đồng. Chắc chắn là nếu các chi tiết, linh kiện cho smartphone
5G có bán tại Việt Nam, các cháu học sinh cũng sẽ lao vào đam mê tự ráp iphone
5G v.v.. Tuy nhiên, các cháu trung thực, nói thật là tự RÁP, còn các tập đoàn
kinh tế nói là TỰ SẢN XUẤT.
Sáng 23/12/2020 tại diễn đàn
quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số, Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài diễn văn muốn Việt Nam hóa hổ, hóa
rồng, đi ra nước ngoài chinh phục Thế giới, với quan điểm chỉ đạo MAKE IN
VIETNAM, dưới đây là một số trích dẫn nguyên văn:
Không Make in
Vietnam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in
Vienam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in
Vietnam thì Việt Nam không thể tự cường.
Không Make in
Vietnam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng.
Một năm trước đây, tại Diễn đàn
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ nhất, bài hát tự hào Việt Nam đã
vang lên, với 100 diễn viên, gái trai, lớn nhỏ, các vùng miền và các dân tộc.
Sự ra đời của chương trình Make in Vietnam, của tinh thần Make in Vietnam là thể hiện khát
vọng và tự hào Việt Nam, của toàn dân Việt Nam…Make in
Vietnam để giải quyết vấn đề Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển. Make in
Vietnam để đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới và đóng góp cho sự phát
triển của nhân loại. Make in Vietnam để làm chủ công nghệ. Make in
Vietnam để bảo vệ Việt Nam. Make in Vietnam để Việt Nam hùng
cường thịnh vượng… Make in Vietnam là một khẩu hiệu
hành động. Là thúc giục tinh thần thiết kế tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam,
LÀM RA TẠI VIỆT NAM
Nhưng theo tôi MAKE IN VIETNAM lại không quan trọng
bằng MAKE BY VIETNAMESE (do người Việt Nam làm ra), vì những lý do như sau:
Đối với Thế giới, từ lâu MADE IN JAPAN, MADE IN
GERMANY, MADE IN USA v.v.. để chỉ THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA với thông điệp cốt lõi
truyền tải ra toàn Thế giới là CHẤT LƯỢNG sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ DO
NGƯỜI NHẬT, NGƯỜI ĐỨC, NGƯỜI MỸ LÀM RA LÀ TUYỆT HẢO, ĐẦU BẢNG, MIỄN CHÊ. Giá
bán và sức mua đối với cùng một loại sản phẩm, cùng tính năng sử dụng thì MADE
IN JAPAN luôn ở đẳng cấp trên đối với MADE IN CHINA hay MADE IN VIETNAM. Để đạt
được CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĐẲNG CẤP và MIỄN CHÊ người Nhật, người Mỹ, người Đức
đã đưa rất nhiều trí tuệ và chất xám vào trong sản phẩm. Nhờ vậy giá bán luôn
là cao hơn. Ví dụ với cùng một chiếc xe chở khách (nặng 1,5 tấn gồm vật tư sắt,
thép, nhựa, kính, cao su) người Nhật xuất khẩu 10 chiếc thu về ngoại tệ tương
đương với người Trung Quốc xuất khẩu 15 chiếc. Nói đơn giản là người Nhật đã
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CÓ HÀM LƯỢNG TRÍ TUỆ VÀ CHẤT XÁM RẤT CAO trong đó để thu
ngoại tệ mạnh về cho đất nước.
Người Anh, người Mỹ thiên về xuất khẩu những chip điện
tử bé tẹo và các phần mềm ứng dụng gần như không có khối lượng cũng thu về
ngoại tệ tương đương với Việt Nam xuất khẩu nhiều tấn gạo, hay chè, cà phê, cá
tra hoặc tôm.
Mỹ và Anh xuất khẩu giáo dục thu về lượng ngoại tệ rất lớn. Ví dụ, riêng
Việt Nam, năm 2019 đã có khoảng 30.000 du học
sinh sang Mỹ, chi trả cho Mỹ khoảng 3 tỷ USD. Cũng trong
năm 2019 nhiều triệu nông dân Việt Nam bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, xuất
khẩu 6,4 triệu tấn gạo thu về 2,8 tỷ USD.
Như vậy, khẩu hiệu MAKE IN VIETNAM với nghĩa là niềm
tự hào về ĐẲNG CẤP CHẤT LƯỢNG của người Việt Nam rõ ràng là không có. Còn với
nghĩa là kêu gọi đẩy mạnh sản xuất tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, không khuyến
khích nhập khẩu thì thực sự là thừa.
Vì nửa thế kỷ qua là giai đoạn Thế giới mở cửa và hội
nhập. Các tập đoàn, công ty lớn ở các nước phát triển đã di dời, mang nhà máy
công nghệ cũ, hay các công đoạn sản xuất cần nhiều sức lao động giản đơn sang các
nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là điển hình của xu thế
này. Hàng tỷ chiếc máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy ảnh, điện thoại
thông minh, tai nghe không dây, TV, tủ lạnh, điều hòa v.v.. đã được MADE IN
CHINA, MADE IN INDIA, MADE IN VIETNAM nhưng mang thương hiệu APPLE, NOKIA,
SAMSUNG, SONY, DELL, ELECTROLUX v.v.. Lương một giờ lao động của công nhân
Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với phải trả cho một công
nhân Mỹ, Anh, Thụy Điển hay Hàn Quốc. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sinh thái ở
Việt Nam thấp hơn và lỏng lẻo hơn so với ở các nước phát triển. Ngoài ra, ô tô,
xe máy Honda, Toyota v.v.. lắp ráp tại Việt Nam hay Trung Quốc sẽ tránh được
thuế nhập khẩu rất cao, tận dụng, khai thác thị trường mới nổi to lớn.
Nam Triều Tiên thập kỷ 60 nghèo ngang bằng miền Nam
Việt Nam, nhưng ngày nay thì hoàn toàn khác. Ông Choi Joo Ho Tổng giám đốc
Samsung Việt Nam được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp, đã báo cáo dự kiến cả
năm 2019, doanh thu của Samsung Việt Nam sẽ đạt 73,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu
đạt 63,5 tỷ USD. Như vậy 10 tỷ USD sản phẩm tiêu thụ tại Việt Nam, chiếm 77%
tổng giá trị thị trường hàng điện tử tiêu dùng ở Việt Nam, khoảng 13 tỷ USD
(theo Bộ Công thương). Các sản phẩm của các tập đoàn Việt Nam như Viettel,
Vingroup, FPT, VNPT, MOBIFONE, BKAV v.v.. chỉ chiếm có 5% của 13 tỷ USD mà
thôi.
Năm 2018 các tập đoàn, công ty nước ngoài đã LẮP RÁP
và GIA CÔNG rất nhiều sản phẩm tại Việt Nam và xuất khẩu đạt 176 tỷ USD, chiếm
72% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 245 tỷ USD. 28% còn lại dành cho
các công ty Việt Nam. Tỷ lệ này trong tương lai sẽ tăng mạnh vì cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung đang đẩy dòng đầu tư FDI sang Việt Nam ngày càng nhiều
hơn. Theo Tổng cục Thống kê, GDP của Việt Nam năm 2018 cũng khoảng 245 tỷ USD.
Có thể nói là các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI đang Make in
Vietnam và đóng góp chủ lực cho GDP của Việt Nam.
Như vậy kêu gọi MAKE IN VIETNAM với nghĩa LÀM RA TẠI
VIỆT NAM không còn cần thiết nữa.
Theo tôi cần kêu gọi và đẩy mạnh khẩu hiệu MAKE BY
VIETNAMESE vì người Việt Nam chúng ta hiện phát triển chủ yếu nhờ CÔNG NGHỆ
NGOẠI NHẬP, MÁY MÓC, THIẾT BỊ NGOẠI NHẬP (chưa kể đến nguyên vật liệu, vật tư,
phụ tùng, chi tiết, linh kiện ngoại nhập). Chúng ta thuần túy vận hành, gia
công và lắp ráp.
Các nhà khoa học Việt Nam được đào tạo ở khắp ĐÔNG,
TÂY, NAM, BẮC của Thế giới, được qui tụ dưới sự lãnh đạo của Bộ Khoa học
và Công nghệ với truyền thống 60 năm thành lập, nhưng hiện không thể tự sản
xuất nổi con ốc vít đạt chuẩn quốc tế. Các chủ đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản đã
vất vả tìm kiếm, nhưng không thành, đành phải nhập khẩu cả ốc vít vào để lắp
ráp các sản phẩm của họ tại Việt Nam.
Việt Nam là cường quốc của hàng dệt may. Tuy nhiên các
nhà khoa học Việt Nam không thể sản xuất ra nổi một chiếc máy may hay máy dệt
công nghiệp. Việt Nam là đất nước của xe đạp, xe máy. Nhưng các nhà khoa
học Việt Nam không tự thể chế tạo ra được dây chuyền, công nghệ sản xuất bi,
xích, líp xe đạp. Việt Nam tự hào là quốc gia có truyền thống văn minh lúa
nước, cường quốc về xuất khẩu gạo. Nhưng các nhà khoa học Việt Nam vẫn không
thể tự chế tạo ra dây chuyền, công nghệ để sản xuất công nghiệp, ví dụ máy gieo
hạt, hay máy cấy, máy gặt v.v...
Do Việt Nam không có khoa học, chỉ có kiêu ngạo, nên
các nhà khoa học Việt Nam không thể chế tạo ra công nghệ, làm ra công nghệ, chế
tạo ra dây chuyền sản xuất, làm ra máy mẹ đẻ ra máy con.
VinGroup tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất và tự hào
nhất của đất nước đã sử dụng 100% trí tuệ và chất xám nước ngoài, 100% máy móc,
thiết bị hiện đại, robot tự động nhập ngoại, với hầu hết linh kiện, bộ phận,
nguyên vật liệu cũng nhập ngoại để sau một đêm ngủ dậy cho ra đời chiếc xe
Vinfast ước mơ, Made in Vietnam!. Chuyên gia nước ngoài đã đến Hải Phòng, cầm
tay, chỉ việc hướng dẫn các kỹ sư Việt Nam lắp ráp và vận hành dây chuyền sản
xuất. Tương tự là đối với chiếc điện thoại thông minh Vsmart, Made in Vietnam,
tại Khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc (Hà Nội).
Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch VinGroup tại diễn đàn
Tech Awards do VnExpress tổ chức vào ngày 7 - 8/1/2021 cho biết những kế hoạch
phát triển trong tương lai về mở rộng thị trường với điện thoại thông minh,
thiết bị IoT, xe điện cũng như cơ hội cho công ty trong kỷ nguyên 5G mới. Một
trong những khó khăn được bà đề cập là "Để
nội địa hóa nhiều phần linh kiện, chúng tôi chấp nhận mất đi một vài lợi thế
cạnh tranh về giá. Ví dụ, phần vỏ điện thoại muốn tự sản xuất tại Việt Nam, nhà
sản xuất phải chịu đắt hơn từ một đến hai USD mỗi chiếc". Như vậy,
nếu chiếc vỏ cũng nhập tuốt luôn từ Trung Quốc rõ ràng là rẻ hơn. Tuy nhiên,
tôi chắc chắn rằng cái dây chuyền, công nghệ, thiết bị và loại nguyên liệu (kim
loại hay nhựa) để sản xuất vỏ điện thoại, công ty Vinsmart cũng phải nhập khẩu.
Tại Trung Quốc, Ấn Độ, bạt ngàn các chi tiết, linh
kiện điện tử bán khắp nơi để lắp ráp tạo ra đủ kiểu, đủ loại nhái các thương
hiệu điện thoại thông minh 4G như Apple, Samsung, Nokia, Sony v.v.. Do vậy
những chi tiết, linh kiện này cũng tràn ngập Việt Nam. Nếu bạn vào Youtube, sau
đó gõ vào cụm từ “ráp iphone” sẽ xuất hiện rất nhiều các video của các cháu học
sinh ham thích tự lắp ráp iphone 8 đến iphone 12, giới thiệu rất cụ thể việc tự
thiết kế, design cấu hình làm căn cứ đi các cửa hàng tìm chọn mua các chi tiết,
linh kiện, về tự ráp iphone 8 Plus với cấu hình khủng, thành công để chơi game,
chụp ảnh với giá 3 triệu đồng; trong khi sản phẩm của chính hãng, hàng mới giá
bán 12 – 13 triệu đồng. Chắc chắn là nếu các chi tiết, linh kiện cho smartphone
5G có bán tại Việt Nam, các cháu học sinh cũng sẽ lao vào đam mê tự ráp iphone
5G v.v.. Tuy nhiên, các cháu trung thực, nói thật là tự RÁP, còn các tập đoàn
kinh tế nói là TỰ SẢN XUẤT.
Tập đoàn Asanzo chuyên về điện tử,
điện lạnh, nhập khẩu 100% chi tiết, linh kiện từ Trung Quốc về chỉ có lắp ráp,
không những thế còn gian lận thương mại, trốn thuế, làm giả hợp đồng, giả giấy
tờ. “Công nghệ” lắp ráp (TV, tủ lạnh, máy tính, ipad, điện thoại di động
v.v..) bây giờ đơn giản tới mức chỉ cắm, nối các giắc cắm và vặn ốc vít là
xong.
Đó chính là những lý do tôi thấy chủ trương, hay khẩu
hiệu Make in Vietnam không quan trọng bằng Make by Vietnamese để Việt Nam có
thể hóa hổ, hóa rồng, đuổi kịp và vượt Thái Lan.
Nhiều chi tiết hơn nữa xin mời bạn đọc bài “VIỆT NAM KHÔNG CÓ KHOA HỌC, CHỈ CÓ KIÊU NGẠO VÀ
CÔNG NGHỆ NGOẠI NHẬP”
Trân trọng cám ơn
Nguyễn Đức Thắng, Hà Nội, ngày 21/02/2021
Báo chiến thắng , vẻ vang với bộ chuông báo phục vụ không dây tốt nhất
Trả lờiXóa