1. Thua hơn 100
nước về thu nhập GDP đầu người
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) năm 2020, thu nhập GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương tương
của Việt Nam là 10 755 USD, đứng thứ 106 trên tổng số 186 nước được xếp hạng.
Trong các nước ASEAN thì Singapore thứ 2 (96 603 USD), Brunei thứ 8 (61 816
USD), Malaysia thứ 51 (27 287 USD), Thái Lan thứ 70 (18 073 USD), Indonesia thứ
95 (12 345 USD). Ở bảng xếp hạng này, Việt Nam thua 105 nước.
Theo đánh giá Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2019, thu nhập GDP bình quân đầu
người tính theo sức mua tương tương của Việt Nam là 8 374 USD, đứng thứ 120
trên tổng số 187 nước được xếp hạng. Trong các nước ASEAN thì Singapore thứ 2
(101 376 USD), Brunei thứ 9 (64 673 USD) Malaysia thứ 50 (29 526 USD), Thái Lan
thứ 69 (19 228 USD), Indonesia thứ 103 (12 302 USD), Philippines thứ 115 (9 277
USD). Ở bảng xếp hạng này, Việt Nam thua 119 nước (https://vi.wikipedia.org/.../Danh_s%C3%A1ch_qu%E1%BB%91c...).
Đây là đánh giá của 2 tổ chức tài chính lớn nhất và có uy tín nhất thế giới.
Dù chỉ mang tính tương đối nhưng cho chúng ta thấy được Việt Nam đang ở vị trí
nào trên bảng xếp hạng thế giới về thu nhập GDP đầu người.
2. Sự thua lo
lắng nhất
Nhưng sự thua về thu nhập GDP theo đầu
người chưa phải là điều lo lắng nhất của Việt Nam. Sự thua lo lắng nhất của
Việt Nam là không sở hữu công nghệ nguồn và không có nền công nghiệp tương ứng
để tự sản xuất được sản phẩm của chính mình.
Hãy nhìn vào các sản phẩm điện thoại di
động mang nhãn hiệu Việt Nam. Tất cả các linh kiện đều của nước ngoài. Đến vỏ
bao điện thoại cũng đặt hàng từ nước ngoài. Sự phá sản của các hãng điện thoại
mang nhãn hiệu Việt Nam là điều nhìn thấy trước.
Các sản phẩm khác cũng chịu chung số phận
tương tự. Dù đó là ô tô, máy bay không người lái, xe máy điện, hay máy tính
điện tử - không có linh kiện nào Việt Nam tự sản xuất được. Vì thế các sản phẩm
của Việt Nam lắp ráp chỉ là công nghệ hạng 2 hoặc kém hơn nữa.
Kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhất là các
hãng công nghệ lớn, không chỉ để tăng thu nhập GDP theo đầu người, mà quan
trọng hơn là để bắt chước mà sản xuất ra sản phẩm của chính nước mình. Các hãng
lớn như Sonny hay Samsung đã vào Việt Nam hơn 30 năm, nhưng Việt Nam không bắt
chước được một chút nào về công nghệ. Đó là sự khác biệt một trời một vực giữa
Hàn Quốc và Trung Quốc so với Việt Nam.
Thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, khi Hàn
Quốc kêu gọi đầu tư nước ngoài là để học hỏi công nghệ của nước ngoài. Rồi sau
đó Hàn Quốc có được những hãng khổng lồ về công nghệ. Như Samsung hiện nay đang
đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực, đồng thời cạnh tranh ngang ngửa với các
hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Apple của Mỹ hay Sonny của Nhật Bản.
Còn Trung Quốc thì đang vươn lên cạnh
tranh vị trị số 1 thế giới với Mỹ, dẫu rằng 60 năm trước Trung Quốc thuộc vào
nhóm các nước có thu nhập đói nghèo nhất thế giới. Không nhìn về dân số Trung
Quốc, mà hãy nhìn về cách Trung Quốc học hỏi và đánh cắp công nghệ của các hãng
hàng đầu thế giới. Chỉ lấy thí dụ về tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu, hàng
không mẫu hạm - mọi thứ Trung Quốc có được hiện nay đều từ sao chép và đánh cắp
sản phẩm của Liên Xô, Nga và Mỹ.
Tại sao Việt Nam lại không thể làm được 1
phần như Hàn Quốc và Trung Quốc?
Việt Nam đã có thể làm được một phẩn như
Hàn Quốc và Trung Quốc nếu biết tự đổi mới căn bản.
Trung Quốc cũng chưa đổi mới căn bản.
Nhưng Trung Quốc vẫn đạt được những thành tựu kinh thiên động địa. Ở điểm này,
các lãnh đạo Trung Quốc, dù đó là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình hay Tập Cận
Bình - đều là học trò xuất sắc của Stalin: độc tài nhưng sáng trí.
Nói sự thua của Việt Nam khi không sở hữu
công nghệ nguồn và không có nền công nghiệp tương ứng để tự sản xuất được sản
phẩm của chính mình – là sự thua lo lắng nhất - là bởi vì nếu thiếu nó, Việt
nam không bao giờ trở thành cường quốc, trong khi phải sống cạnh một siêu cường
với dã tâm mở rộng lãnh thổ không giới hạn. Ai có thể không lo lắng vì sự thua
này?
3. Lối thoát
khỏi sự thua
Nước nào cũng vậy, không riêng gì Việt
Nam, thu nhập GDP đầu người sẽ được cải thiện theo thời gian. Đó là theo quy
luật tiến bộ nhân loại. Còn Việt Nam muốn bứt phá nhanh thứ hạng thì cần phải
thay đổi mạnh mẽ.
Cựu Tổng thống Nga Medvedev (hay ai đó?)
đã từng đề cập: “Thời kỳ quá độ là con đường dài nhất đi từ Tư bản Chủ nghĩa
đến Tư bản Chủ nghĩa”. Nước Nga phải mất 74 năm theo con đường quá độ – từ năm
1917 đến năm 1991 – để quay trở về con đường Tư bản Chủ nghĩa như trước cuộc
chính biến ngày 7/11/1917.
Điều mà Việt nam gọi là đổi mới từ Đại hội
VI tháng 12/1986 không có gì khác - là cho người dân tự sản xuất trên đất đai
được thuê, cho người dân được tự lập công ty tư nhân để kinh doanh sản xuất,
công ty nhà nước thì tiến hành tư nhân hoá (cổ phần hoá) một phần. Nói là đổi
mới, nhưng thực chất là quay trở về con đường cũ trước tháng 9/1945. Nhưng chỉ
quay lại theo một phần mà không phải là theo tất cả. Việt Nam vẫn đang trên con
đường quá độ. Việt Nam chưa đến được Xã hội Chủ nghĩa. Việt Nam chưa đến được
Tư bản Chủ nghĩa.
Không ngừng thay đổi là quy luật phát
triển của vũ trụ. Chậm thay đổi tỷ lệ thuận với chậm phát triển. 76 năm qua kể
từ tháng 9/1945, quản trị quốc gia của Việt Nam không có nhiều thay đổi và chưa
có những thay đổi bước ngoặt. Như trên đã viện dẫn, giai đoạn gọi là đổi mới
sau tháng 12/1986 cho đến hiện tại - thực chất là quay trở lại đi theo đường
cũ. Về mặt tiến bộ nhân loại thì không phải là mới.
Lối thoát khỏi sự thua lo lắng nhất là đổi
mới căn bản. Muốn đổi mới thì phải có người mới. Khuôn mặt cũ không mang lại
đổi mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét