Nguyễn Khắc Mai
Tôi đã đọc đi đọc lại bài báo của GS Nguyễn Phú Trọng “Một số Vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam”. Tôi cũng đã đọc và theo dõi những bài viết hoặc khen nức nở hoặc phê bình phản biện. Tôi muốn góp ý với GS mấy điều.
Trước hết tôi thông cảm với anh (từ đây tôi xin được xưng hô như
thế cho không đánh mất sự thân mật từng có), giữa lúc dầu sôi lửa bỏng của dịch
cúm Tàu bùng phát ở mấy chục tỉnh thành, giặc đại Hán lai giễu võ dương oai ở
Biển Đông uy hiếp an nguy chủ quyền của đất nước, mà ông tướng Chí Vịnh lại nói
toẹt ra rằng chúng mạnh lắm, khó bề đương cự?! Anh đã phải bỏ thì giờ, công sức
viết bài dông dài như thế. Tôi đoán cũng phải có nhiều lý do cấp thiết mới phải
làm như vậy.
Tôi kể anh nghe một kỷ niệm vui của tôi gần đây. Năm 2018 GS Lê Hữu
Khóa mời vợ chồng tôi sang Paris chơi mấy tuần. Một hôm, sau khi đi xem Bảo
tàng Le Louvre, tôi đi loanh quanh mấy phố gần đó. Rất nhiều hiệu sách, ở ngoài
vỉa hè họ bày bán loại sách cũ, giá rẻ. Tôi lật tìm được hai cuốn ưng ý. Đây là
cuốn sách gối đầu giường thời trẻ của tôi. Tôi đã từng dịch nó rồi để lại cho
anh em cùng hoạt động. Đây là cuốn sách viết về chủ nghĩa Mác cho giai cấp công
nhân Pháp, phải nói là rất hấp dẫn, một văn phong trong sáng dễ hiểu, đề cập đến
những vấn đề triết lý trừu tượng. Nhưng tôi đã rất là xã quých, nên trả lại
không mua, tôi bảo với vợ tôi là nữ sĩ Băng Thanh và cô Phương thạc sĩ đi cùng “đây
là cuốn sách đã đầu độc tôi hồi trẻ”. Bây giờ thì tôi lấy làm tiếc cho cái hành
vi xã quých a’la ville ấy của mình. Tôi đã từng mê mẩn cái chủ nghĩa Mác và lý
tưởng xã hội chủ nghĩa. Tôi bắt gặp K.Marx, càng về già càng trở nên sage, Tôi
nghiệm ra sự hồ đồ của mình. Còn Marx thì về già lại thừa nhận rằng “không có
lý tưởng cộng sản gì đâu, chẳng qua chỉ là ý nghĩ trẻ con lúc trẻ nay đã từ bỏ
lúc về già!”(xem lời nói đầu của F. Ang ghen trong Lés Luttes des Classes en
France). Nhân đây tôi nghĩ đến cái gọi là học thuyết Mac-Lê nin. Đây là cái mà
Staline đã làm cho sang cái học thuyết Leninít của Nga. Họ đánh lận con đen,
đem râu ông nọ cắm cằm ông kia. Vì thế khi người nông dân Việt Nam trong kháng
chiến chống Thực dân Pháp họ chỉ chào “kính thưa ba ông tây bên ta!” Không biết
ai là mác ai là lê, còn ông Le nin thì gọi nôm na là ông sáu la mã Lê nin. Hai
ông này sao lại có thể bó rọ vào với nhau được. Ông Mác là nhà tư tưởng, ít nhiều
lão thực, (biết mình đã không biết cái gì). Còn Lê nin là một tay chính trị cực
đoan và thừa thủ đoạn! Họ chỉ có một thứ giống nhau đó là đực tính rất mạnh.
Cái chất nam tính dư thừa cũng khiến họ cũng là những người kiệt xuất. Về lý
thuyết, tôi thấy thực sự rối rắm, đến mức người Pháp, khi bất đồng với Liên xô
họ đã phải tuyên bố về cái gọi là Cnxh màu cờ Pháp (socialisme au couleur
francais). Rồi Tàu về sau cũng học mót mà gọi chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
hoa!? Tôi từng nghe một đàn anh là trí thức, ủy viên tw một lần đi Pháp về kể
có một ủy viên tw đảng cộng sản Pháp khi ly khai đã tuyên bố (le communisme naît dans la misêre,qui vit dans le mensonge et
meurt dans la vẻrite’e, (chủ nghĩa cộng sản sinh ra trong nghèo đói, nó sống
trong lừa dối và chết trong sự thật.) Tôi đã đến Pháp mấy ngày và cũng chiêm
nghiệm được sự thất bại của đảng cộng sản Pháp ở những quận lao động. Theo tôi
biết ở Mỹ cũng có tình trạng, cái gọi la
chủ nghĩa Mác đang thâm nhập vào một nhóm xã hội mà tôi đánh giá như nhận định
của một số học giả thế giới rằng (cách mạng là ý tưởng của một nhóm trí thức,
những kẻ cùng cố cực đoan sẽ thực hiện, còn hưởng thành quả nếu có thì thuộc bọn
lưu manh). Có những tay trí thức, bằng cấp đầy mình nhưng dường như chưa hề biết
câu ngạn ngữ Pháp “Dis - moi qui tu hantes,je
te dỉrait qui tu es.” Hãy bảo tôi biết anh chơi (lui tới) với ai tôi sẽ bảo anh
là kẻ thế nào. Bởi họ đã mời gia đình một tên lưu manh, côn đồ, tội phạm đến
tòa Bạch ốc để tôn vinh! Một thư chủ nghĩa thực dụng bỉ ổi đang len lỏi vào
chính trị Mỹ.
Tôi thông cảm với
anh. Anh chỉ dám nêu một số vấn đề lý luận. Nhưng vấn đề lý luận thì không chỉ
là chuyện khiêm tốn. Hãy nghe Trần Nhân Tông, trong Cư Trần Lạc Đạo Phú,
Ngài có một mệnh đề : ”Cùng nơi ngôn cú”. Tôi hiểu Ngài muốn nói rằng nơi ngôn
cú tức là nơi chuyện ngôn ngữ, tư tưởng, lý luận, thì phải đi cho đến tận cùng,
phải rốt ráo. Lý luận không nên chỉ là một số, hoặc chỉ là nửa vời mà được. Tôi
nhớ đến hai điều, mà tôi cho rằng kẻ sĩ, nhất là những Kẻ Sĩ Bắc Hà được xưng tụng
nhất định phải biết và phải nhớ. a/ Một là ý kiến của Nhà văn Vũ Trọng Phụng: “Thật
thế, tôi tin rằng Đại Cồ Việt ta là cái đất cằn cỗi, những lý thuyết và tư tưởng
ở đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc lòng, cũng cứ đến đây là thối nát. Tôi không tin
dân An Nam ta lại có nổi một điều tín ngưỡng nào, một quan niệm chắc chắn gi*…*Hoàng
Ngọc Hiến nhận xét: dẫu bi quan hư vô, nhưng không phải không có ít nhiều minh
triết. b/. Hai là điều mà những nhà truyền giao ở Bắc Hà tk XVIII có một nhận
xét về cái xấu là tính hời hợt của người
Bắc Hà (xem Xưa và Nay04-2003). Chạm vào lý luận liên quan đến sự
phát triển của Đất Nước không được hời hợt. Càng không được để cho “cái gì tốt
đẹp ở đâu không biết, cứ đến tay ta thì thối nát!”
Không nên nói lấy
được, theo lối tuyên truyền chính trị nhất thời. Từ bé, tôi đã được giáo hóa về
chủ nghĩa cộng sản là Tam Vô :Vô Tổ quốc. Vô gia đình. Vô Tôn giáo!.Và Nhị Các:
Các tận sở năng – Mỗi người làm hết sức mình. Các tận sở nhu, Mỗi người được hưởng
hết nhu cầu của mình. Đơn giản quá, hời hợt quá. Những nội dung lý thuyết mà
anh gán cho nhận thức về cnxh như Dân Giàu. Nước Mạnh. Xã hội Văn minh Dân chủ
Công bằng, Kinh tế Thị trường hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hài
hòa với tự nhiên và với xã hội…Không phải là đặc trưng riêng của cái gọi là
xhcn. Nó là giá trị khát vọng chung của Dân tộc ta cũng như của nhân loại.Như
nước Đan Mạch, là một quốc gia quân chủ lập hiến, họ không cần tuyên bố tiến
lên cnxh, mà dân họ giàu nhất nhì thế giới, một xứ sở thật sự đáng sống.
Khẩu hiệu Dân giàu
Nước mạnh, theo tôi nhớ, được ông Đỗ Mười đưa ra nhân một lần chúc tết người
Dân Sài Gòn.Ông ấy cũng muốn tạ tội với người Sài Gòn sau khi đã đem chủ trương
cải tạọ công thương vô làm hại không biết bao người Sài Gòn mà kể. Nghe nói sau
đó ông Lê Đức Anh đưa thêm công bằng cho đủ vị đĩa nộm.
Kể Dân giàu, nước mạnh
cũng đã là hay, nhưng không hay bằng cha ông ta quan niệm: Quốc phú Dân cường.
Nước giàu Dân mạnh. Hồ Chí Minh có nho học nên hiểu nghĩa này sâu sắc hơn. Không
thể có chuyện làm cho dân nghèo mạt rệp mà nước có thể giàu được. Còn Dân có mạnh
vì gạo bạo vì tiền, lại mạnh về đường học vấn, dân trí cao, chính Nguyên Ái Quốc
cũng từng nói dân khôn thì quan không thể bắt nạt được, mà Dân lại có thực quyền
càng mạnh. Nhân đây tôi thấy Thủ tướng Pham Minh Chính bắt đầu nói học thật. Nếu
Dân ta có học thật, giàu có thật lại có quyền thật thì tôi cần chi tiến lên
cnxh cho mệt. Anh có đồng tình với tôi không? Có người cho hậu dân sinh nghĩa
là chuyện để làm sau. Thưa không phải. Hậu đây có nghĩa là làm cho thành hậu
hĩnh, cho đầy đặn, nó là minh triết “sâu rễ bền gốc” mà Đức Thánh Trần chủ
trương. Nhân dịp này tôi thấy nếu Thủ tướng thuyết phục được TBT quyết tâm đẩy
tới câu chuyện Hoc thật và bàn cho ra nhẽ sửa cái luật đất đai rất tầm phào hiện
nay thì giá trị gấp ngàn vạn lần cái học thuyết tiến lên cnxh. Anh nên nhớ chỉ
cần một chỉ thị 100 và cái nghị quyết khoán 10 mà dân ta đã thoát khỏi cảnh đi
mua thức ăn gia súc của họ để về cầm hơi, lại còn trở thanh nước xuất khẩu gạo
có hạng. Dân ta là chủ nhân của giá trị minh triết về cái “Thực”. Có thực mới vực
được Đạo”. “Sống ở đời ăn miếng dồi chó. Chết xuống mồ biết có hay không?” Thật
tài tinh. Chỉ ra trong một món ăn cả một mệnh đề cốt tử của triết học, tồn tại
hay không tồn tại. To be or not to be! Vì thế tôi nghĩ rằng mình đừng “súng
sính và riết róng” lý thuyết làm gì. Mà chính anh cũng từng nói trăm năm nữa biết
có hay không. Bàn chuyện trăm năm sau biết có hay không chi bằng rủ nhau đi gắp
miếng dồi.
Về vấn đề thực tiễn, tức là chuyện làm và ăn. Dân ta rất chú trọng
cái lẽ ăn. Ăn làm. Ăn nên làm ra. Ăn ở cho phải đạo,ăn nằm.… Đến nỗi bọn quan lại cộng sản tiếp nhận cái lý
sự ăn, trở thành lẽ sống bất chấp dân ta vẫn dạy rằng “miếng ăn là miếng tồi
tàn”... Chúng ăn bẩn, ăn bất kể thứ gì,bất chấp đạo lý, luật pháp.Đến nỗi anh
phải dựng cả một cái lò tôn, mà chúng vẫn không chừa. Cả một Quốc hội vẫn không
dám định ra thế nào là tài sản bất minh. Tôi đồ rằng bọn họ ai cũng dính tài sản
bất minh nên tìm cách tránh không đưa ra thành luật. Ở những nước văn minh họ
có luật tài sản, tài sản thứ nhất thuế khác mà thứ hai, thứ ba thì mức thuế
khác. Khi tôi sang thăm lại Tiệp khắc, anh em kể, ông thủ tướng xây ngôi nhà
giá trị một triệu tư đô la. Tài chính vào kiểm tra, duy chỉ có 6000 đô la không
chứng minh được nguồn gốc hợp pháp, liền phải nộp 70% khoản thu nhập bất minh
này, mới yên.…Lại phải loại bỏ bớt những công viên chức ngồi chơi xơi nước đi,
cải cách tiền lương.Anh cũng biết rồi.Khi anh làm đề tài Luận cứ khoa học cho
việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thời hiện đại,chính tôi đã trình bày
chính sách lương hiện nay là tội lỗi,vì nó đã góp phần làm đảo điên những giá
trị.
Như trên đã thưa rất nhiều vấn đề thực tiễn đều cấp bách, cần thiết,anh
nên bỏ công cùng mọi người nghiên cứu để cải cách. Nhiều chính trị gia của những
nước tiên tiên xung quanh ta, họ không bỏ công bàn lý luận suông mà để tâm cùng
giới tinh hoa của họ, vạch ra và áp dụng những chủ trương chính sách tiên tiến
hợp lý, khiến chi ba bốn thập kỷ họ đã sánh vai được với các nước hiện đại của thế giới. Còn ở nước ta vào
năm 1945, đã nêu vấn đề sánh vai với cường quốc năm châu, thì nay không những
không sánh với cường quốc, mà cả mấy nước lân bang ta cũng không thể sánh vai,
sánh vế, mà chỉ sánh đùi với họ mà thôi.
Cụ Ngô Thì Sĩ, một
danh sĩ Bắc Hà, thân phụ của Ngô Thì Nhậm có một câu nói, mà chúng tôi gọi là
minh triết. Nó không phải là lý thuyết, mà là trực cảm. Nó là sự đúc kết từ thực
tiễn hành động của con người và xã hội từ bao đời rồi chiêm nghiệm mà thành.”Đem
đạo thánh hiền để quở trách thói đời, không bằng đem đạo đời thường để cảm hóa
lòng người”. Anh Ivo Vasiliev, một trí thức Tiệp khắc khi sang dự Hội thảo kỷ
niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh nhân đọc bài báo của tôi về giá trị minh
triết ấy, đã hỏi: “Đạo thánh hiền thì tôi hiểu, còn đạo đời thường là thế nào?”
Tôi trả lời đạo đời thường là như người nông dân cần ruộng đất, trả đất đai cho
họ làm chủ. Người thợ thủ công cần xưởng máy phải trả xưởng máy cho họ. Nhà
doanh nghiệp cần nhà máy, tàu thuyền, ngân hàng tín dụng, phải trả cho họ. Ivo
gật gật bảo “tôi hiểu tôi hiểu”.Mấy năm gần đây tôi đọc lại Mác, thấy Mác cũng
đề cập đến ý ấy.Ông nói, “những người sản xuất chỉ được tự do một khi họ có quyền
sở hữu:đất đai, nhà máy, tàuthuyền, ngân hàng, tín dụng…”*Tôi còn nghĩ đạo đời
thường nghĩa là nhân loại đang được dùng giá trị gì của cái đúng, cái tốt, cái
đẹp, như dân chủ chẳng hạn, thì như Hồ Chí Minh cũng quan niệm được rẳng ”Phải
làm sao cho dân ta dùng được, hưởng được quyền dân chủ..” Anh cũng biết rồi đấy
Hồ Chí Minh còn yêu cầu phải là dân chủ thật, dân chủ mở rộng. Bây giờ ngay
trong đảng với nhau còn thiếu dân chủ.Các thiết chế xã hội thì cũng chỉ là quan
chủ, đảng chủ.Dân đâu có dùng đươc. Nếu không làm cho dân “dùng được, hưởng được”
dân chủ, hóa ra Hồ Chi Minh chỉ nói không làm. Cái tội làm cho dân mất niềm tin
vào Hồ Chí Minh,trước hết sẽ là do các anh.Hãy thôi học tập Hồ Chí Minh một
cách hình thức đi.
Bốn anh nên chụm đầu
với nhau, cùng với một nhóm trí thức thứ thiệt, bàn cho ra nhẽ để ban hành một
số luật tử tế cho dân dùng, dân hưởng.Luật đất đai, luật lập hội, luật biểu
tình, luật tự do báo chí,luật kinh tế tư nhân, chương trình cải cách giáo dục để
học thật dạy thật có nhân tài thật, coi trọng cải cách hành chính để có một nền
hành chính và đội ngũ công chức thật sự là bà đỡ cho công cuộc phát triển Đất
Nước. Hãy dũng cảm tự diễn biến tự chuyển hóa. Hãy thành tâm học tập những minh
triêt trị nước an dân của Tổ tiên:Khoan Giản An Lạc. Vô vi Cư Điện các. Xứ xứ tức
đao binh, Phù quốcbản, hà bạo khử, tắc dân tự an.Làm sao cho trong thôn cùng
xóm vắng không còn lời hờn giận oán sầu.Vạn dạm Biển Đông dang tay giữ. Muôn
năm Đất Việt vững trị bình. Có độc lập thống nhất mà dân không hưởng hạnh phúc
tự do thì cũng không nghĩa lý gì.v…v./. ( Xin tham khảo “Có Một Nền Minh Triết
Việt.” Tham luận tại hội thảo Việt Nam học 2021)./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét