Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

VTV-quãng cáo bịp và đấu tố chính trị.


Nguyễn khắc Mai.


Tôi viết như thế vì tôi ngờ rằng có sự tương đồng nào đó giữa hai câu chuyện.

Cứ 19 giờ thế nào tôi cũng mở đài xem chương trình thời sự trên vtv1.Sau đó về phòng riêng xem vài đoạn phim Ấn độ rồi đi ngủ.

Khi xem thời sự ,tôi chú ý đến màn đấu tố chính trị mang tên Bệnh công thần. Tôi gọi là đấu tố chính trị, vì người biên tập, dẫn chương trình không hiểu thế nào là bệnh công thần.Anh ta so sánh hành vi của một ông tướng nào đó mắng mỏ cảnh sát giao thông ,với thái độ lên án Trung cọng xâm chiếm biển đảo,gây hấn ở Baĩ Tư chính của Giáo sư Chu Hảo và tương Lê mã Lương tại cuộc Tọa đàm khoa học:Bãi Tư Chính Và Luật Pháp Quốc Tế ,vừa được tổ chức hôm 6-10-2019 tại Hà nội..Chẵng những anh ta đưa thông tin sai,gây hiểu không đúng về bệnh công thần,anh ta lại mời đến trường quay những người đã già nua lại không có mặt ở cuộc tọa đàm để lên lớp về bệnh công thần không hề liên qua gì đến hành vi của hai ông Hảo và Lương ở cuộc tọa đàm.Tôi là người có mặt ở cuộc tọa đàm từ đầu đến cuối.Ý kiến đáng chú ý nhất của anh Hảo là, một vài người bạn Mỹ mà anh gặp nói rõ Mỹ rất muốn ủng hộ Việt Nam, nhưng cũng muốn VN phải tỏ rõ thái độ của mình.Tôi cho rằng, đó là những thông tin rất quý mà ngay cả những nhà tình báo chiến lược cũng mong có được,để tâu cho lãnh đạo biết mà suy lường.Tôi là một người dân thường có ý thức về Quyền Dân tức là quyền làm chủ Đất nước,tôi đánh giá cao cái thông tin đó của anh Hảo.Nếu tôi là Trọng, Phúc hay Minh, tôi sẽ mời Hảo đến, trước hết là cảm ơn,sau đó lắng nghe kỹ về những thông tin về Mỹ mà anh Hảo có được.Việc phê phán vô trách nhiệm của VTV trong bản tin ấy là đã nối giáo cho giặc khi dội gáo nước lạnh vào tinh thần yêu nước đang cần được đánh thức.Còn về ý kiến của tướng Lương, thì sốc nhất là thông tin, nhiều tướng lĩnh kém về năng lục quân sự, có người không biết đọc bản đồ, có người không biết bắn súng,họ chỉ có nhiều tiền.Việc họ có nhiều tiền thì không cải được. Riêng chuyện hai ông gì đó kém kỹ năng quân sự nào đó, thì họ phải lên tiếng, chứng minh cải chính được thì tướng Lương phải xin lỗi,mắc mớ gì khi đương sự chưa có ý gì,mà nhà đài đã đem ra phê phán lại còn gán ghép tội lỗi chẳng khác gì đấu tố cải cách ruộng đất.Trong một nhà nước pháp quyền dẫu là pháp quyền tưởng tượng XHCN,mọi cơ quan thông tin phải biết đặt mình trong pháp luật và đạo đức.Tôi tin rằng xã hội Việt Nam ngày nay không ai cho phép bất cứ một ai được tùy tiện phê phán đấu tố như trước đây.Mà cũng đúng thật, họ mời tới trường quay những người chỉ nghe hơi nồi chỏ, chẳng có mặt ở cuộc tọa đàm.Thật là xấu hổ khi tôi thấy có người tôi đã từng quen biết.

Bây giờ nói quãng cáo bịp.Buổi tối sau khi xem thời sự,tôi lại về phòng riêng nằm trên ghế xô pha xem vài đoạn phim Ấn hay Hàn.Cứ sau một trường đoạn lại quãng cáo.Tức anh ách cái quãng cáo bịp.Họ dùng hai túm tóc ,cố nhiên là tóc rụng(hay cắt).Vậy là đem thứ tóc chết để thí nghiệm dầu xã Dove,rỗi xưng xưng nói dầu xã dove đã phục hồi tóc.Tóc chết thì có đổ cả thúng các vitamine cũng chỉ là dê kêu.Người thiết kế quãng cáo, người chủ đăng quãng cáo, nhất là nhà đâì,vừa dốt vừa tham, miễn là có tiền,bất chấp đúng sai!Tôi gọi đó là quãng cáo tam ngu.Ngu thứ nhất của người thiết kế, ngu thứ hai của nhà quãng cáo và ngu thứ ba của nhà đài.Bên Tàu họ có câu tam ngu thành hiền.Ở đây tam ngu thành bịp!

Nói về bệnh công thần,thì bản chất của nó là những kẻ có chút công lao nào đó, tìm cách chiếm quyền, từ dó khuynh đảo chính quyền,kết bè cánh chiếm đoạt lợi ích bất chính.Hai ông Lương Hảo,trong cuộc Tọa đàm họ chỉ có lương thiện và hảo tâm, không hề có ý gì muốn kể công để kiếm chút lợi quyền.Nhưng kể về những thông tin của họ đưa ra thì phải nói là họ có công chứ.Chính TBT cũng phải tuyên bố “quyết chiến quyết thắng” mà!Phải nhận rằng cái anh biên tập và dẫn chương trình “Bệnh Công Thần” và BBT VTV đã có hành động quân hồi vô phèng, làm bỉ mặt Tổng bí thư, Thủ tướng và cả Chủ tịch Quốc hội,vì làm cho xã hội vẫn nghĩ rằng họ nói zậy mà không phải zậy!Xét theo án lệ ngày xưa thì tội ấy phải bị đánh hèo giữa công đường, mà còn phải thích vào trán mấy chữ “quân phá đám”,và đày biệt xứ.Trước đây bên Tàu họ thường đày xuống phương nam.Bây giờ phải làm ngược lại, đày chúng về phương bắc bên Tàu. Nếu công nhận cái định luận về bệnh công thần như tôi viết bên trên thì phải nhận rằng:Ban lãnh đạo các đời của Đảng là những kẻ mắc bênh công thần lớn nhất.Vì chính họ , nhờ công lao của cả Dân tộc, của cả toàn đảng toàn quân mới giành được Độc lập, Thống nhất.Nhưng khi cho rằng mình có công, họ đã gạt Dân ra một bên, chiếm lầy quyền hành,thực hiện luôn câu hát”Bao nhiêu lợi ích đều qua tay mình”,tha hồ vơ vét,”ăn không kể thứ gì”, biến thành “một bầy sâu”,tha hồ dùng chức quyền chiếm được để cậy công toàn trị,tham nhũng toàn tập.

Vừa rồi Báo Tuổi Trẻ Sài gòn có gởi ra cho tờ Tuổi Trẻ Cười só ra ngày 15-10,ở trang 12 có chuyện Chạy Chức:

Sếp ông nói với sếp bà:
-Hồi hôm bà ngủ, thấy gì mà cười to thế?
-Tui nằm mơ thấy ông bị bắt vì chạy chức!
-Trời đất, vậy mà còn cười được à ?
-Sao không! Vì cái thằng bắt ông chạy chức, nó cũng chạy chức;rồi mấy thằng xử ông chạy chức, tụi nó nó cũng chạy chức luôn…Thành ra đâu có xử được gì, mắc cười quá!

Nguyễn Dung.

Để kết thúc có hậu bài viết này tôi xin kể với độc giả câu chuyện cười trên để bớt mệt mỏi./.

Ban Dân vận làm việc gì ?


Nguyễn Đình Cống


Hỏi gì mà ngu thế. Ban Dân vận của Đảng làm việc vận động nhân dân đi theo Đảng chứ còn làm gì nữa. Nhưng tại sao phải vận động khi Đảng đã nắm chắc chính quyền. Phải chăng không vận động thì dân sẽ không theo hoặc chống lại.

Khi đang hoạt động bí mật Đảng cần tuyên truyền vận động để lôi kéo nhân dân, còn khi Đảng đã nắm chắc Chính quyền, thực hành thống trị như bây giờ thì việc Dân vận chẳng qua là tuyên truyền, theo dõi, kìm kẹp. Khi Đảng đã thực hành toàn trị, có việc gì muốn dân làm thì biến nó thành luật pháp. Hơn nữa nếu thực sự cần vận động nhân dân làm việc gì đó đột xuất thì đã có hệ thống chính quyền và Mặt trận Tổ quốc. Hình như trước đây Ban Dân vận và Mặt trận là một tổ chức, đến năm 1981 mới tách ra thành hai. Hỏi rằng hai tổ chức này có dẫm đạp lên nhau hay không.

Về dân vận, ngày 15 tháng 10 năm 1949, tờ Sự Thật đăng bài báo của Hồ Chí Minh với 4 mục : (1) Nước ta là nước dân chủ ; (2) Dân vận là gì?; (3) Ai phụ trách dân vận?,(4) Dân vận phải thế nào?.

Tuyên truyền của Đảng ca ngợi bài báo hết lời, cho rằng “ Đó là cương lĩnh dân vận của Đảng cộng sản Việt Nam, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần thiết trong mọi giai đoạn cách mạng”.

Tôi đã nghiên cứu bài báo, phát hiện ra mâu thuẩn giữa mục 1 và 3 mục còn lại. Ở mục 1 cho rằng Dân là chủ, có mọi quyền hành. Ở các mục sau xem dân như những người kém trình độ, cần được dạy bảo và tìm cách huy động tối đa lực lượng của dân để phục vụ cho Đảng. Không bàn gì đến vấn đề quan trọng nhất là “ Lập Quyền Dân”.

Hiện nay Ban Dân vận Trung ương, ngoài văn phòng và một Tạp chí còn có 6 vụ và 2 cơ quan đại diện. Có một trưởng và 5 phó ban, có trên 30 vụ trưởng, vụ phó hoặc tương đương ( số cán bộ và nhân viên chắc phải đến trên trăm ). Ban Dân vận ở các tỉnh thành quận huyện cứ theo quy mô của Trung ương mà phát triển, tổng số cán bộ, nhân viên có lẽ đến nhiều ngàn.

Đã có Mặt trận TQ, lại lập thêm Ban Dân vận. Thế là thể hiện tư tưởng trọng dân và tin dân hay là nghi ngờ, coi thường hoặc đề phòng dân. Hình như các đảng cầm quyền ở các nước dân chủ không nơi nào có tổ chức tương tự.

Để tỏ ra Dân vận là quan trọng nên Đảng cần có một ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác này. Hiện tại là bà Trương Thị Mai. Tôi đã theo dõi xem bà Mai làm Dân vận như thế nào. Thấy rằng bà đi hết nơi nọ đến nơi kia, nói ra những lời tưởng là hay ho, nhưng hàm chứa thái độ ban ơn và coi thường dân.

Ngay khái niệm “Dân vận” đã hàm ý coi thường dân. Phải vận động dân vì cho rằng mình hiểu biết, giỏi giang, còn dân kém cỏi. Sự kiêu ngạo cộng sản, tự cho mình là hay, là giỏi, là làm thầy thiên hạ, là có công lớn với dân tộc. Đảng tự xưng là Đội tiên phong, là tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, là đạt từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và bắt nhân dân ghi ơn, nhớ ơn, tôn thờ.

Về công khai, Đảng nói : Chính quyền của Dân, do Dân, vì Dân, nhưng thực tế Chính quyền là của Đảng, họ đã dùng sức mạnh, thủ đoạn để cướp Quyền Dân.

Một phát ngôn của bà Trương Thị Mai, được nhiều đài, báo ca ngợi là : “ Các cấp ủy Đảng cần đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân trong việc tham gia giám sát chính quyền”

Mới nghe qua tưởng là hay, phân tích kỹ mới thấy thái độ ngạo mạn, coi thường Dân..Đáng lẽ phải tôn trọng quyền làm chủ của Dân thì người ta đem lợi ích ra để làm mồi. Mà giám sát chính quyền là nghĩa vụ, là trách nhiêm chứ lợi ích gì, mà tại sao lại chỉ tham gia, tham gia với ai ?. Quyền quan trọng nhất của nhân dân là bầu cử người đại diện. Quyền đó đã bị Đảng lợi dụng để bày ra trò dân chủ giả hiệu. Đảng chủ trương nắm chắc 100% công tác cán bộ, nhân dân chỉ đóng vai trò bung xung.

Tuyên truyền Dân vận, nhưng phải chăng chỉ là trò dối trá, ngụy biện. Tại Đại hội 13 nên thảo luận việc giải tán nhiều ban bệ của Đảng, trong đó có Ban Dân vận..

Vụ án Đặng Văn Hiến: Người dân cáo buộc Công ty Long Sơn vẫn còn hành vi côn đồ


Minh Hải


(VNTB) Vụ án Đặng Văn Hiến (47 tuổi, cư trú tại xã Tuy Đức, huyện Quảng Trực, tỉnh Đak Nông) và đồng phạm nổ súng vào nhóm người của công ty Long Sơn làm 03 người chết và hơn chục người bị thương để giữ đất, bảo vệ tính mạng người thân trong gia đình vào ngày 23/10/2106 làm rúng động rừng xanh đến nay vẫn còn “nóng” dư luận. Ngày 7/5/2018 vừa qua, Tòa án cấp cao tại Sài Gòn đã hoãn phiên xử phúc thẩm vụ án, điều đáng nói ở đây là mặc dù vụ án mạng đã diễn ra nhưng người nhà của ông Hiến cho biết phía Công ty Long Sơn vẫn lộng hành, đánh đập và phá tài sản của người dân…

Chia sẻ với Việt Nam Thời Báo, bà Mai Thị Khuyên là vợ của ông Đặng Văn Hiến cho biết vào ngày 7/5/2018 vừa qua, Tòa án cấp cao tại Sài Gòn đã đưa chồng bà cùng 2 người khác trong cùng vụ án nổ súng chống cướp đất ở Đak Nông diễn ra vào ngày 23/10/2016 ra xét xử phúc thẩm, phiên xử được thông báo tổ chức tại trụ sở Tòa án tỉnh Đak Nông. Tuy nhiên, đến ngày diễn ra phiên xử phúc thẩm, người nhà của những bị cáo cũng như đông đảo người dân đến theo dõi phiên xử nhận được thông báo từ Tòa án là phiên xử phúc thẩm hoãn lại với lý do người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đại diện cho công ty Long Sơn không thể có mặt tại phiên xử.



Ông Đặng Văn Hiến (giữa) và nhóm người liên quan đến sự việc trong phiên tòa sáng 7-5-2018. Ảnh: Trung Tân – TTO

“Hôm xử phúc thẩm đã hoãn. Vì bên phía công ty Long Sơn họ không đi lên tòa.”

Ngay sau có thông tin hoãn phiên xử phúc thẩm từ Tòa án, nhiều người dân cũng như một số người nhà của các bị cáo bày tỏ sự bức xúc vì cho rằng, tại sao người của Công ty Long Sơn nhận được thông báo hoãn phiên xử trong khi người nhà các bị cáo cũng như phía luật sư lại không được thông báo khiến mọi người bị thiệt hại về thời gian, công sức và tiền của.

Bà Khuyên nói:

“Lúc đó người dân bức xúc vì người của Công ty Long Sơn còn biết hôm ấy hoãn tòa vậy mà tòa không thông báo cho mình cũng như người dân ở đây được biết. Một công nhân ở công ty Long Sơn có nói với người dân ở khu vực tôi là tòa hoãn nhưng mà tôi nói chẳng thấy ai báo, phía luật sư cũng như phía gia đình chúng tôi cũng không được nhận thông báo là hoãn. Trong khi công nhân của công ty Long Sơn được biết tòa hoãn mà mình lại không được biết”.
Vụ án được Việt Nam Thời Báo thông tin từ trước rằng: Bắt đầu từ năm 2008, tỉnh Đak Nông cho Công ty Long Sơn thuê hơn 1000 ha đất rừng tại tiểu khu 1535 để thực hiện dự án sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong phần đất cho thuê này có phần đất tranh chấp với các hộ gia đình Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình và Hà Văn Trường trồng điều và cà phê từ lâu.

Tranh chấp đất đai căng thẳng diễn ra từ nhiều năm qua, Công ty Long Sơn nhiều lần cho xe ủi đến phá vườn tược của các hộ dân, sẵn sàng dùng côn đồ dưới danh nghĩa là nhân viên của công ty được trang bị đầy đủ khí cụ để đánh đập người dân. Người dân khổ sở đi khiếu nại từ các cấp chính quyền ở Đak Nông cho đến việc lặn lội ra tận Trung ương để cầu cứu nhưng rồi đâu cũng về lại chỗ cũ. Người của công ty Long Sơn ngày càng lộng hành, ác bá hơn.

Ngày 23/10/2016, phó giám đốc công ty Long Sơn là ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu đã cùng hơn 30 nhân viên của công ty mang máy móc, hung khí vào san ủi, phá hủy vườn điều, cà phê của nhà ông Hiến và hai hộ dân khác. Với khí thế hung hãn, bao vây, ném đá và đe đọa gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.

Để bảo vệ tài sản gia đình và vợ con, ông Hiến đã dùng đến súng hoa cải bắn chỉ thiên để nhóm người của Công ty Long Sơn dừng ném đá. Tuy nhiên, nhóm người của công ty Long Sơn vẫn không dừng hành vi côn đồ, ông Hiến chạy vào nhà vừa cố thủ vừa bắn vào nhóm người này. Thời điểm này, anh Trường cũng có mặt tại hiện trường với vai trò tiếp đạn cho ông Hiến. Đang ở nhà nghe tin người của công ty Long Sơn đang cướp đất và phá tài sản nên ông Bình đã cầm súng chạy sang nhà ông Hiến hỗ trợ. Kết quả là ông Hiến và ông Trường đã bắn chết 03 người, làm bị thương 13 người của công ty Long Sơn. Sau khi gây án, ông Hiến và ông Trường trốn chạy xuống Bình Phước.

Tại Bình Phước, ông Hiến nhờ ông Diện dùng điện thoại gọi tổng đài để đánh lạc hướng cơ quan chức năng. Vì lẽ này nên ông Diện phạm vào tội che giấu tội phạm. Ông Hiến và ông Trường sau vài ngày trốn chạy đã ra đầu thú.

Ngày 02 & 03/01/2018, Tòa án tỉnh Đak Nông đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Sau hai ngày xét xử sơ thẩm, chiều ngày 03/01/2018, Tòa án tỉnh Đak Nông đã tuyên phạt:

- Ông Đặng Văn Hiến tử hình – tội Giết người
- Ông Ninh Viết Bình 20 năm tù giam – tội Giết người
- Ông Hà Văn Trường 12 năm tù giam – tội Giết người
- Ông Đoàn Văn Diện 9 tháng tù giam – tội Che giấu tội phạm
- Ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu 6 năm tù giam – tội Hủy hoại tài sản
- Ông Phạm Công Thiện 4 năm tù giam – tội Hủy hoại tài sản.

Ngay sau bản án sơ thẩm Tòa tuyên, đông đảo người dân tham dự phiên xử cũng như dư luận khắp nơi theo dõi phiên xử qua báo đài – truyền thông mạng bày tỏ quan điểm cho rằng bản án tử hình dành cho ông Hiến là quá nặng, không đồng tình, cho rằng ông Hiến phạm tội do bị người của Công ty Long Sơn áp bức đến đường cùng, thêm nữa ông Hiến cũng đã ra đầu thú và phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Ngay sau bản án sơ thẩm mà Tòa án Đak Nông tuyên, ba bị cáo là các ông Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình và Hà Văn Trường đồng loạt kháng cáo.

Ngày 22/1/2018, Tòa án tỉnh Đak Nông xác nhận với báo đài Việt Nam là đã nhận được đơn bãi nại của gia đình 2 nạn nhân đã tử vong trong vụ nổ súng của ông Hiến và đồng phạm là Dương Văn Tiến và Điểu Tào.

Điều đáng nói ở đây mà bà Khuyên chia sẻ với Việt Nam Thời Báo là ngay sau vụ án nổ súng xảy ra, người của công ty Long Sơn người bị chết, kẻ bị thương và ông Hiến, ông Bình, ông Trường là những người nổ súng chống cướp đất đang bị án hình sự sơ thẩm nhưng theo bà Khuyên thì người của công ty Long Sơn vẫn tiếp diễn hành vi đánh đập, phá hại tài sản của người dân chí ít là 2 lần mà bà Khuyên được biết.

“Từ lúc vụ anh Hiến đến giờ họ 2 lần đánh người dân. Đánh anh Ba vừa rồi còn đi cấp cứu vì thương tích mà”.

“Có. Đánh người dân 2 lần. Một lần họ đánh anh Tư, một lần gần đây nhất là đánh anh Ba rồi họ đổ chất vào vườn điều để chết hết. Hôm qua hôm kia tòa xử mà họ không lên, họ ở nhà điều hành ba, bốn chục công nhân đến trồng mì, các thứ trên đồi của người dân tên là Sĩ. Họ phá điều của anh Sĩ vào năm ngoái, họ đổ thuốc gì màu trắng vào gốc điều là cây điều tự chết thôi”- Những cáo buộc của bà Khuyên.

Nếu những cáo buộc của bà Khuyên là đúng sự thật thì rõ ràng người của công ty Long Sơn đã quá lộng hành, quá xem thường pháp luật. Hơn hết, dư luận cần các cấp chính quyền Đak Nông phải vào cuộc nghiêm minh, để người dân thấy được sự tin tưởng vào khả năng bảo vệ đến từ các cấp chính quyền.

Cùng thời gian này, mạng xã hội có rất nhiều lời kêu gọi Tòa án các cấp ở Việt Nam và chính quyền các cấp nên giảm án cho ông Hiến và các bị cáo, đặc biệt là ông Hiến không đáng nhận bản án tử hình. Liệu rằng Tòa án cấp cao Sài Gòn có đáng ứng được nguyện vọng của đông đảo người dân hay không?

“Mong muốn anh Hiến được giảm án. Nếu được như vậy thì người dân họ mới thấy pháp luật này còn nghiêm minh, xứng đáng và lấy lòng tin của người dân”.

Kết thúc chia sẻ với Việt Nam Thời Báo, bà Khuyên cho biết anh Hiến hiện vẫn mạnh khỏe, đang bị tạm giam ở trại tạm giam Công an tỉnh Đắk Nông.

M.H.

Mỹ, Anh và Đức ra ‘cảnh báo đỏ’ về ô nhiễm không khí ở Việt Nam


Viễn Đông


Nhiều nước phương Tây như Mỹ, Anh và Đức mới phát đi “cảnh báo đỏ” về tình hình ô nhiễm không khí “nguy hiểm” ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP HCM, khuyến cáo công dân của mình về tác động đối với sức khỏe của họ.

“Mức độ ô nhiễm không khí ở mức cao, thậm chí là nguy hiểm, xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn, có thể làm trầm trọng các bệnh về tim, phổi và hô hấp. Trẻ em, người già và những ai có tiền sử bệnh lý đặc biệt bị ảnh hưởng”, thông báo của Đại sứ quán Anh ở Hà Nội hôm 1/10 có đoạn.

Cơ quan ngoại giao của Anh cũng kêu gọi các công dân nước mình ở Việt Nam tìm kiếm thông tin về chất lượng không khí cũng như các biện pháp phòng ngừa trên trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Đại sứ quán Anh cũng đưa ra lời khuyên các công dân nước mình truy cập một trang web có liệt kê Chỉ số Chất lượng Không khí Thế giới để xem tình hình ô nhiễm với thời gian thực ở một số thành phố ở Việt Nam.

Theo tìm hiểu của VOA tiếng Việt, trang web được lập nên năm 2007 ở Trung Quốc cung cấp thông tin về chất lượng không khí cho hơn 88 nước với hơn 11 nghìn trạm theo dõi ở 1000 thành phố lớn trên thế giới, trong đó có trạm quan trắc của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội.

Thông tin tối 1/10 của trạm này cho thấy rằng chất lượng không khí ở Hà Nội ở mức màu đỏ, tức “không lành mạnh”, theo đó “tất cả mọi người có thể bắt đầu bị ảnh hưởng sức khỏe” và “các thành viên của các nhóm nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn”.

Tin cho hay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phối hợp với Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), “đặt máy giám sát chất lượng không khí trên nhiều cơ sở của mình trên khắp thế giới để cung cấp thông tin giúp bảo vệ sức khỏe của nhân viên và công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài”.

Trong khi đó, một máy đo của Đại sứ quán Đức hôm 1/10 cũng ra cảnh báo đỏ rằng chất lượng không khí “không tốt cho sức khỏe”.

Dưới cảnh báo này, cơ quan ngoại giao Đức ở Hà Nội còn nói tới ảnh hưởng của việc ô nhiễm không khí tới sức khỏe.

Xây trụ sở ngàn tỷ: Hãy nhớ nợ công cao, thuế xăng tăng


Vietnamnet: Xây trụ sở nghìn tỷ, dự án thất thoát lãng phí,... nhiều khoản chi tiêu công khiến nhiều người không khỏi buốt lòng. Đâu đó còn nảy sinh tâm lý ỉ lại, không biết nâng niu từng đồng tiền ngân sách, cũng chính là tiền thuế của dân.


Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã tăng kịch trần chỉ sau 6 năm áp dụng. Từ chỗ chỉ đánh thuế 1.000 đồng/lít vào năm 2012, nay thuế môi trường với xăng đã tăng lên 4.000 đồng/lít.

Nhờ đó, thu ngân sách từ khoản thuế môi trường này cũng tăng vọt. Từ chỗ chỉ thu được 11,1 nghìn tỷ đồng vào năm 2012, đến năm 2017 thuế bảo vệ môi trường đã gấp 4 lần, lên con số 44,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2017. Con số dự kiến thu của năm 2018 là hơn 57 nghìn tỷ đồng.

Điều đó cho thấy tầm quan trọng của khoản thuế này với ngân sách. Bằng việc tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng xăng dầu... dự kiến nguồn thu này sẽ tiếp tục “tăng bền vững”.


Những con số biết nói về số thu thuế bảo vệ môi trường xăng dầu.

Trong khi đó, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vay vốn ODA cho thấy, năm 2018 nợ công dự kiến lên con số 3,5 triệu tỷ đồng, cao hơn con số 3,1 triệu tỷ đồng của năm 2017.

Như vậy, từ chỗ mỗi người dân chỉ "gánh" 31 triệu đồng nợ công vào năm 2017, thì đến 2018 dự kiến con số này sẽ tăng thêm 4 triệu đồng, lên 35 triệu đồng.

Do nhu cầu đầu tư vẫn tăng cao, trong khi tiền làm ra chỉ đủ chi thường xuyên, cho nên việc Chính phủ vay tiền đầu tư chưa thể dừng lại.

Tiếc thay, nhiều khoản chi tiêu công vẫn khiến nhiều người không khỏi buốt lòng.

Báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng vốn nhà nước hồi tháng 5/2018 cho thấy, trong giai đoạn 2011-2016 Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận 19 cuộc thanh tra tại doanh nghiệp nhà nước, tập trung tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Qua 19 kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện sai phạm số tiền lên tới hơn 345 nghìn tỷ đồng. Chưa kể, số tiền sai phạm tính bằng ngoại tệ là 48,3 triệu USD và gần 304 nghìn Euro.

Còn ở địa phương, những con số sai phạm hàng nghìn tỷ vẫn thường xuyên được Kiểm toán Nhà nước nhắc đến ở mỗi kỳ quyết toán ngân sách.

Báo cáo quyết toán ngân sách năm 2016 của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, trong công tác chi thường xuyên vốn chiếm tới 2/3 chi ngân sách, Kiểm toán

Nhà nước phát hiện có 39/47 địa phương được kiểm toán vẫn còn quyết toán một số khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị thu hồi, nộp ngân sách, giảm thanh toán, dự toán năm sau 670 tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra công tác nghiệm thu, thanh toán tại hầu hết các dự án còn sai sót; còn tình trạng nghiệm thu, thanh toán, quyết toán khối lượng chưa thi công hoặc không đúng thực tế... Qua kiểm toán 1.497 dự án, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 10 nghìn tỷ đồng.

Một báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phát hiện, năm 2017 có 840 dự án xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí.

Ngân sách hạn hẹp, tiền làm ra không đủ chi tiêu, nhiều dự án sai phạm bị điểm mặt chỉ tên. Thế nhưng đó đây vẫn xuất hiện nhiều đề xuất tiêu tiền ngàn tỷ của các địa phương.

Đơn cử như một số đề xuất của 2 tỉnh có nhiều huyện nghèo nhất nước là Hà Giang và Thanh Hóa (cùng có 6 huyện đặc biệt nghèo) đã được "phanh" kịp thời. Hà Giang muốn xây trung tâm hành chính hoành tráng với mức vốn đến khi hoàn thành vận hành cũng phải bỏ ra đến hơn 1.000 tỷ.

Còn Thanh Hóa muốn chi 104 tỷ đồng để chi cho chuỗi kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa.

Ấy là chưa kể các phong trào làm quảng trường, tượng đài từng rộ lên ở loạt tỉnh thành.

Vì đâu có hiện tượng tiêu tiền bằng được như thế ở nhiều địa phương? Một phần là bởi hạn chế trong cách thức phân bổ ngân sách ở Việt Nam.

Yếu tố công bằng và hiệu quả là tiêu chí quan trọng trong phân bổ ngân sách ở Việt Nam, nhưng yếu tố công bằng thường được quan tâm hơn.

Điều này vô tình dẫn đến tình trạng nhiều địa phương thu ngân sách không cao thì vẫn được Trung ương trợ cấp lớn để chi tiêu. Trong khi, một số địa phương có số thu lớn thì lại phải gồng gánh san sẻ chi tiêu cho các địa phương khác. Vì thế, đâu đó còn nảy sinh tâm lý ỉ lại, không biết nâng niu từng đồng tiền ngân sách, cũng chính là tiền thuế của dân như đã đề cập ở trên.

Vậy nên, trước khi nghĩ đến việc thu thêm sắc thuế nào đó, thì những người nắm “tay hòm chìa khóa” của đất nước cần phải tiếp tục quản chặt hơn nữa việc chi tiêu lãng phí, xử lý nghiêm minh những hành vi bòn rút tiền ngân sách. Có vậy, dư luận mới không khỏi lo lắng bởi những lần tăng thuế. Và dẫu có phải tăng thuế, dân cũng dễ chấp nhận hơn khi biết đồng tiền đó được sử dụng hiệu quả.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Hà nội-Quân hồi vô phèng.


Quân hồi vô phèng là thành ngữ để nói vè hành vi tùy tiện, vô chính phủ.Câu chuyên là ngày 6-10-2019, tại Nhà Khách Công đòan phố Trần bình Trọng, cuộc Tọa Đàm Khoa học chủ đề: Bãi Tư chính và Luật pháp Quốc tế, do Viện Chính Sách Pháp luât và Phát Triển tổ chức.Đây là môt tổ chức có tư cách pháp nhân, trực thuộc Liên Hiệp Các Tổ chức Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, hoạt đông theo Nghị định 81 của Chính phủ.


Đến dự có nhiều trí thức có uy tín về học thuật, có tướng lĩnh có nhiều cán bộ cao cấp và một số cán bộ của những cơ quan chức năng.Qua những tham luận được đăng công khai trong kỹ yếu và những phát biểu tại Tọa đàm,chúng tôi thấy đây là một tập hợp đầy trí tuệ, tâm huyết và trách nhiệm của kẻ sỹ trước tình hình Đất nước hôm nay,trước hiểm họa xâm lăng của Trung quốc đại hán bành  rướng.Nhiều phân tích sâu sắc, nhiều ý kiến tâm huyết, nhiều đề xuất có cơ sở lý luận và thực tiễn,với thái độ xây dựng đầy trách nhiệm đã được đưa ra.Rõ ràng đây là việc làm có ich, cần thiết,nó góp vào tiếng nói chính nghĩa của Việt Nam,góp vào dư luận xã hội trong nước và quốc tế, chống lại cuộc chiến thông tin của phía Trung quốc đang rêu rao những luận điệu gian trá xảo quyệt.

Tuy nhiên đã xảy ra một hành vi có thể nói là vô chính phủ của một nhóm công an Hà nội.Vào buổi trưa,mọi người đi ăn để chiều làm việc tiếp, thi mấy em làm truyền thông, đã được Ban tổ chức đồng ý cho dự lấy tin, đã bị một nhóm công an bắt về đồn lục vấn.tịch thu cả dụng cụ hành nghề.Những điều họ lục vấn các em không có gì bí mật,ai dự, nội dung gì…chỉ cần gặp ban tổ chức, là có ngay. Cuộc Tọa đàm khoa học, chính thức, công khai, được ủng hộ. Sao lại muốn làm hỏng đi.Sao trong nội bộ chính quyền giữa trên và dưới lại có tình trạng ông chẳng bà chuộc như vậy.Làm cho người ta có thể nghĩ rằng có “kẻ lạ” xui dục chăng.Chính quyền Hà nội nên rút kinh nghiệm, để đừng xảy ra những hành vi có tính phá bỉnh như vậy.

Rốt cuộc thì cuộc Tọa đàm đã thành công, dư luận trong và ngoài nước quan tâm.Cuộc Tọa đàm đã dâng hiến cả phẩm chất trí tuệ, cả tình cảm cả trách nhiệm của người Dân, biết cùng Đăt nước lo toan trước một tình thế hiểm nguy khôn lường./.

Khởi kiện sẽ cứu Việt Nam khỏi thảm hoạ


Lập Quyền Dân


Trung Quốc như con hổ đói, càng nhân nhượng nó càng hung hãn muốn nuốt trọn ‘con mồi’. Vì vậy ý nghĩa nổi bật của ngày sinh hoạt khoa học hôm 6/10 là sự khẳng định đối với tính tất yếu của việc phải khởi kiện Trung Quốc. Luận điểm “khởi kiện” dựa vào niềm tin sắt đá, ý chí mãnh liệt đối với “trật tự dựa trên luật pháp quốc tế” (LPQT)”…

----------------------

Sức lan toả


Vâng, trên đây là cái “hồn cốt” được đúc kết lại sau một ngày dài thảo luận giữa các ý kiến đa chiều ại cuộc Toạ đàm khoa học về “Bãi biển Tư Chính và Luật pháp quốc tế” ngày 6/10/2019 do Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đồng tổ chức. Thật ra thì đấy là cả một ngày đầy đặn cho một cuộc Hội thảo khoa học hẳn hoi, xét về tính chất đề tài, quy mô, thời gian và thành phần tham gia tranh biện. Nhưng hình như Viện PLD đã phải hạ thấp thứ bậc, từ “Hội thảo” đánh xuống “Toạ đàm” để lách khâu xin phép. Luật pháp Việt Nam quy định, nếu muốn Hội thảo phải có Giấy phép của nhà nước, Toạ đàm thì có thể “sân siu”.

Có nơi nào như nơi này không, bàn luận về khoa học cũng phải trốn tránh, thậm chí buộc phải trí trá? Nếu không, với thể chế “toàn trị” và “công an hoá” mọi lĩnh vực và triệt để trên mọi phương diện, các sinh hoạt xã hội đều phải có giấy phép từ đâu đó. Kể cả những sáng kiến chỉ để xiển dương lòng yêu nước, thức tỉnh trách nhiệm công dân, đều bị ngăn cấm hoặc vô hiệu hoá! Thì đấy, Toạ đàm này đáng ra được tổ chức vào ngày 26/9 (đã phát Giấy mời như thế), nhưng phải đúng một tuần lễ sau, mới được tiến hành. Lý do…? Có lẽ không một quốc gia độc lập và tự chủ nào trên trái đất này có thể hiểu nổi, bởi vì “từ đâu đó” (phải hiểu là An ninh nội bộ) không cho phép “nói xấu Trung Quốc” trước ngày quốc khánh 1/10! Nhưng hoá ra thế lại hay, cuộc Toạ đàm, chính vì bị ngăn chặn (nghe cứ như là “chiến lược ngăn chặn CNCS” thời chiến tranh Lạnh) mà sức lan toả của nó đã hiển hiện trước khi được tiến hành.

Tính tất yếu…


Ý nghĩa nổi bật đầu tiên là sự khẳng định tính tất yếu của việc khởi kiện Trung Quốc. “Khởi kiện” chứ không phải “khỏi kiện”! Khác biệt chỉ giữa chữ “ơ” và chưa “o” thôi nhưng đó là cả hai thế giới quan đối nghịch nhau như lửa với nước! Luận điểm “khởi kiện” dựa vào niềm tin sắt đá, ý chí mãnh liệt đối với “trật tự dựa trên luật pháp quốc tế (LPQT)”. Trên thế giới hiện có hàng trăm cuộc tranh chấp về biển đảo giữa các nước, nếu thiếu vắng LPQT thì biết bao cuộc chiến tranh đã và sẽ nổ ra? Điều Trung Quốc lo ngại hiện nay cũng là LPQT. Họ hiểu rằng, nếu dùng “sức mạnh cứng” để chế ngự và cướp biển đảo của Việt Nam (như trường hợp Hoàng Sa), thì chẳng có LPQT nào thừa nhận, ngoại trừ luật lệ trong “Trại súc vật” của Orwell. Khốn nỗi, Bắc Kinh lại muốn quàng vào người bộ quần áo “văn minh Trung Hoa” mà thế giới dân chủ đang muốn được rũ bỏ.

Trong khi đó, luận điểm “khỏi kiện” lại là hoả mù vừa được tung ra nhưng mức độ bào mòn và tàn phá lòng yêu nước thì còn cao hơn cả khói bụi ô nhiễm từ mấy tháng nay phủ kín trên bầu trời Hà Nội và Sài Gòn. Đây là luận điểm đầu hàng vô điều kiện của những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời nay. Bọn người này lập luận, chuyện trên Biển Đông hiện nay là chuyện “tranh bá đồ vương” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Họ tranh nhau làm chủ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để làm “sen đầm” trong thiên hạ. “Thượng sách nhất” lúc này là “án binh bất động, là “mọi chuyện có đảng và nhà nước lo”, chúng ta chỉ cần “nâng cao cảnh giác” đừng để “lực lượng thù địch lợi dụng, gây tổn hại đến tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Chúng ta hãy lo “giữ lấy đại cục!” (dù không biết đấy là cục gì?)

Chính trong xu hướng giãn dần để tách ra khỏi thế bị Tàu kìm kẹp, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh triết đã tung ra sáng kiến bất ngờ. Nhân sỹ bước vào tuổi cửu tuần này kiến nghị thành lập một Tòa án của lương tri để tố cáo, lên án tội ác của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đây là tòa án của lương tâm, nhân danh lương tri để lên án Trung quốc về những hành vi tội ác, trái với quy ước pháp lý thông thường, trái với đạo lý của xã hội văn minh. Ông dự định đặt tên là “Tòa Án Lương Tri và Công Lý Biển Đông”. Ông hình dung, một nhóm trí thức và luật sư phối hợp với nhau tổ chức thành các phiên tòa, với hình thức sẽ bắt đầu bằng một phiên tòa chính quy, rồi sẽ có phiên thứ nhất, thứ hai, thứ ba…Tùy yêu cầu và điều kiện cụ thể có thể tổ chức trong nước hay bên ngoài Việt Nam. Có thể nói rằng để đối phó với “tam chủng chiến pháp” của Trung quốc, tới đây, xã hội dân sự cần gia tăng sự nỗ lực cùng với yêu cầu nhà cầm quyền có nhận thức đúng đắn để không có những hành vi cản mũi kỳ đà, làm hạn chế sức mình, vô hình trung tiếp tay cho ngoại bang, phản lại nhân dân yêu nước.

Ý nghĩa nổi bật khác


Trong Toạ đàm đã có nhiều tiếng nói xây dựng góp ý cho chính quyền. Xưa nay, ít Viện NGO nào dám có ý trực diện đối với đảng và chính phủ. IDS trước đây môt vài lần chỉ mới “mó dá… ngựa”, lập tức bị dẹp tiệm dưới danh nghĩa “tự giải thể”. Nhưng chủ nhật qua, nhiều ý kiến chất vấn việc Bộ Ngoại giao phản ứng quá chậm chạp trước mỗi hành động xâm lấn của Trung Quốc, thậm chí có những phê phán khá gay gắt đối cả với “tam trụ”. Đây là hiện tượng lạ, nếu như ai đó biết rằng, trong khán phòng Toạ đàm không dưới cả chục nhân viên an ninh và lãnh đạo của họ đang trà trộn trong hàng ngũ các đại biểu. Có thể cử toạ đã đánh bật được nỗi sợ hãi ra khỏi đầu. Một điều ngạc nhiên khác là có cả ý kiến gửi lên lãnh đạo đảng và nhà nước đòi thả các tù nhân lương tâm, chỉ vì “tội” duy nhất mà ngay các bản cáo trạng cũng không dám ghi rõ. Tội duy nhất đó là chống bành trướng và bảo vệ chủ quyền quốc gia!

Các ý kiến tại Toạ đàm còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác liên quan đến các vấn đề nội trị và quan hệ Việt – Trung. Đòi bỏ “chính sách ba không” phi lý, đòi “giãn Trung” để “tách và thoát Trung”, đòi bỏ khẩu hiệu “bốn tốt” và “mười sáu chữ vàng”, vì đấy là những sáo ngữ đại bịp… Bản kiến nghị cá nhân của Đại sứ Nguyễn Trung (từng là Trợ lý đắc lực cho Thủ tướng “xé rào” Võ Văn Kiệt) gồm 4 điểm. Kiến nghị đầu tiên của ông bao gồm: i) Kiện ngay tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA/ La Hay) việc Trung Quốc hơn ba tháng nay có những hành động kèm theo những hoạt động vũ trang liên tục ở quy mô lớn mang tính xâm lược vùng biển bãi Tư Chính nằm trong EEZ và trên CS của Việt Nam. ii) Vận động Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) có quyết nghị về chủ đề này. iii) Yêu cầu LHQ ra lời kêu gọi các quốc gia không được dùng vũ lực trong xử lý tranh chấp tại Biển Đông... Trong kiến nghị thứ hai, ông yêu cầu chính quyền chủ động và thường xuyên thông tin cho đại chúng kịp thời nắm vững những diễn biến nguy hiểm và phức tạp trên Biển Đông. Kiến nghị thứ ba yêu cầu đảng và nhà nước tiến hành ngay cải cách trong thể chế chính trị để thực hiện những quyền tự do dân chủ của nhân dân. Trong kiến nghị cuối cùng, ông yêu cầu trả lại tự do cho những người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ hoặc tù tội.

Last but not least


Một trăn trở khác, tạm cho là ý nghĩa cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là tầm nhìn về tương lai, mà nổi lên là nhu cầu bày tỏ tình cảm yêu nước của người dân. Liệu có tiếp tục bị bưng bít, cấm cản, thậm chí đàn áp, bắt bớ hay không? Khi theo dõi các động tĩnh cả hai phía (Trung Quốc và Việt Nam) trong sự kiện Trung Quốc xâm lược vùng biển Tư Chính, có vị “đương kim” là công chức nhà nước hẳn hoi đã phải thốt lên rằng bản thân đang “tan nát cõi lòng”; có những thanh niên yêu nước, là những nhà báo độc lập, đang bức xúc cao độ, chỉ vì muốn ghi lại và truyền đi những hình ảnh sống động, nhằm nhanh chóng chuyển tải các thông điệp của buổi tọa đàm đến với công chúng, thế mà bị bắt cóc, bị câu lưu tại trụ sở công an và bị tịch thu mọi phương tiện hành nghề (i phone, máy ảnh, máy quay phim...)

“Kiềm chế bức xúc” vốn là yêu cầu của một Tọa đàm khoa học, nhưng trong cuộc Tọa đàm hôm ấy vẫn bật lên những phát biểu đậm vị chua xót và nhức nhối. Có ý kiến đề cập đến sự toa rập của những tên thái thú trong chính quyền với bọn xâm lược Trung Quốc. Chính bọn này đã gây ra bao nghịch lý và phân rã trong xã hội Việt Nam hiện nay. Nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả của bộ tiểu thuyết “Bão táp triều trần”, đã thẳng thừng cảnh báo: Nhà nước phải có thái độ tôn trọng quốc dân, không được phép khinh dân bằng sự im lặng trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc, không được phép đàn áp những người yêu nước nhưng khác chính kiến! Người dân phải được tham gia bàn việc nước! Bộ máy nhà nước tồn tại là do dân nuôi, nếu coi dân như cỏ rác, khi quốc gia lâm nguy, dân sẽ bỏ mặc như đã bỏ mặc nhà Hồ hồi đầu thế kỉ 15! Hơn 600 năm sau, hy vọng lịch sử sẽ không lặp lại đối với dân tộc này. Mong lắm thay!

Năm 2014, sự kiện dàn khoan HD-981 đã làm cả nước bị sốc, xô đẩy Biển Đông vào “khủng hoảng lần đầu” và thúc đẩy Việt Nam phải “đổi mới vòng hai” để thoát khỏi ngã ba đường. Nhưng 5 năm sau, Biển Đông lại “khủng hoảng lần hai”, trong khi Việt Nam vừa phải chống ngoại xâm, vừa phải chống nội gián. Nói cách khác, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi ngã ba đường. Nay đã đến lúc Việt Nam phải điều chỉnh chiến lược và cải tổ thể chế đã lỗi thời và thoát khỏi ngã ba đường, trong đó “dân chủ hóa là con đường nhất định phải tiếp tục tiến lên”


Việt Nam cần thoát khỏi ngã ba đường


Nguyễn Quang Dy


Đối với những xã hội chuyển đổi (transitional society) như Việt Nam và Trung Quốc, khi “định hướng XHCN” (socialist orientation) đã trở thành ảo tưởng, thì “Chủ nghĩa Tư bản Thân hữu” trỗi dậy thành hiện thực. Hệ quả là tham nhũng tràn lan, khoảng cách thu nhập tăng cao, mâu thuẫn xã hội càng lớn, như Minxin Pei đề cập trong cuốn “China’s Crony Capitalism: the Dynamics of Regime Decay” (Minxin Pei, Harvard University Press, 2016).

Khi quyền lực không được kiểm soát thì các nhóm lợi ích (doanh nghiệp) sẽ câu kết với các quan chức biến chất (trong chính quyền) thành thế lực thân hữu, độc quyền trục lợi làm tham nhũng trở thành quốc nạn vì “quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối” (Lord Acton). Vì vậy, để kiểm soát quyền lực, nhằm giữ chế độ khỏi suy xụp trước phản ứng ngày càng mạnh của nhân dân, người ta buộc phải chống tham nhũng (hay “đốt lò”).

Gần đây, báo Phụ Nữ thành phố vừa đăng loạt bài điều tra gây sốc (“Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo”, Phụ Nữ, 23/9/2019 – xin bạn đọc xem cả chùm 11 bài được trình bày hệ thống trên BVN: http://www.boxitvn.net/bai/65601 / hoặc https://boxitvn.blogspot.com/2019/09/chum-bai-ieu-tra-nong-cua-bao-phu-nu-tp.html). Có thể nói, đây là phần nổi của tảng băng chìm về chủ nghĩa tư bản thân hữu tại Việt Nam. Sự kiện này làm người ta nhớ lại thời kỳ “đổi mới vòng một” (sau 1986), khi báo Tuổi Trẻ trở thành ngọn cờ đầu của báo chí cách mạng, với các phóng sự điều tra dũng cảm “nhìn thẳng vào sự thật”, theo các khẩu hiệu đổi mới như “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu” và “đổi mới hay là chết”.

Phải chăng lịch sử đang lặp lại, và báo Phụ Nữ đang làm vai trò như báo Tuổi Trẻ trước đây, góp phần thúc đẩy “đổi mới vòng hai”, chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu đang lũng đoạn thể chế để trục lợi, xô đẩy đất nước vào “màn chót” của bi kịch quốc gia. Nhưng đây là một công việc rất khó khăn và đầy nguy hiểm vì các thế lực thân hữu rất mạnh, sẽ tìm mọi cách chống lại quyết liệt. Vì vậy, Quy định 205-QĐ/TW ngày 24/9/2019 về kiểm soát quyền lực là một chủ trương lớn đòi hỏi cả nước vào cuộc.

Tại các thành phố lớn (như Hà Nội và Sài Gòn) các nhóm lợi ích đua nhau chiếm “đất vàng, đất bạc” làm dự án bất động sản quá nhiều, mà không đầu tư để cải tạo hạ tầng, nên thành phố ngày càng quá tải. Xe quá nhiều và đường ngày càng xấu nên giao thông ách tắc, không khí ô nhiễm nặng, tai nạn giao thông ngày càng nhiều, tỷ lệ tử vong do giao thông nay còn nhiều hơn thời chiến do bom đạn. Đường phố thường bị đào bới và san lấp cẩu thả, xuống cấp nhanh nên mấp mô như đường nông thôn, với những nắp cống tụt xuống như những cái bẫy rất nguy hiểm. Mỗi khi ra đường, người dân phải cảnh giác như “thập diện mai phục”.

Nước ta “rừng vàng, biển bạc”. Nhưng “rừng vàng” đang bị hủy hoại vì các dự án bất động sản (kể cả các vườn quốc gia cần được bảo tồn), và “biển bạc” bị nhiễm độc vì các dự án lớn gây ô nhiễm môi trường (như Formosa) hay bị ngoại xâm lấn chiếm (như bãi Tư Chính). Đất nước giầu mạnh là nhờ cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh, vì vậy phải ủng hộ các doanh nghiệp làm giàu chính đáng. Nhưng tại Việt Nam có một nghịch lý đáng buồn là các doanh nghiệp thân hữu càng lớn mạnh thì người dân càng nghèo và đất nước càng tụt hậu.

Nghịch lý Việt Nam


Đó không phải là mô hình XHCN tươi đẹp mà người ta ảo tưởng, cũng không phải là mô hình TBCN tiến bộ mà người ta kỳ vọng. Đó là chủ nghĩa tư bản thân hữu (bên trong) được khoác cái áo choàng XHCN (bên ngoài) như một nghịch lý. Nói cách khác, đó là mô hình “không chịu phát triển” vì không giống ai, là hệ quả tất yếu của thể chế độc quyền, để các nhóm lợi ích thân hữu thao túng quyền lực, tham nhũng trục lợi không thể kiểm soát.

Các tập đoàn nhà nước (hay “quả đấm thép”) là trụ cột cho định hướng XHCN, nay hầu hết đã suy sụp và tan chảy thành các đống đổ nát. Nhiều lãnh đạo của nghành dầu khí (PVN) hay ngành đóng tàu (Vinashin) và vận tải biển (Vinalines) hay ngành bưu chính viễn thông (như Mobiphone) đã bị kỷ luật (hay “bỏ vào lò”) sau nhiều năm thao túng, làm thất thoát và cạn kiệt tài nguyên quốc gia, vì tranh thủ trục lợi hay thiếu năng lực quản trị.

Riêng ngành dầu khí (PVN) sau mấy thập kỷ làm mưa làm gió, khai thác gần cạn kiệt dầu khí tại Biển Đông, và làm thất thoát lớn tài sản quốc gia, một số lãnh đạo PVN (như Đinh La Thăng) đã bị tù tội. Tuy PVN có vai trò đầu tàu trong “Chiến lược Phát triển Bền vũng Kinh tế Biển” (Nghị quyết 36-NQ/TW 2018) nhưng nay dường như đã bị vô hiệu hóa, và bị các bộ ngành khác lấn át nên không thể quyết đoán những vấn đề lớn và cấp bách như Cá Voi Xanh.

Nếu tin đồn ExxonMobil định rút khỏi dự án Cá Voi Xanh là thật, dù lý do thực sự là gì thì kết cục xấu như nhau, với hệ lụy khó lường, như một nghịch lý. Các chuyên gia (như Bill Hayton) cho rằng nguyên nhân chính là chưa thỏa thuận được giá cả, và thủ tục xét duyệt chậm làm đối tác nản lòng, chứ không phải do sức ép của Trung Quốc, vì Cá Voi Xanh (lô 118) nằm ngoài “đường chín đoạn”, và Trung Quốc khó bắt nạt ExxonMobil như Repsol.

Một số chuyên gia khác cho rằng ExxonMobil sốt ruột, muốn gây sức ép để thúc đẩy dự án nhân chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí thư-Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng (dự kiến vào cuối tháng 10/2019). Tuy tin đồn này có thể đúng hay sai, nhưng thủ tục xét duyệt thường rất chậm, đàm phán giá cả thường kéo dài, nên không theo tiến độ dự án, làm đối tác nản lòng muốn rút. Nếu đúng vậy thì đây là một nghịch lý vì người ta “thấy cây mà không thấy rừng” (see the forest for the trees), hoặc “tự bắn vào chân mình” khi đang cần thoát hiểm.


Đấy là chưa nói đến khả năng có những khuất tất trong “cơ chế thị trường” với những điều kiện “bất thành văn”, và không loại trừ bàn tay vô hình của Bắc Kinh thao túng. Việt Nam càng thiệt hại bao nhiêu thì Trung Quốc càng đắc lợi bấy nhiêu. Như một định mệnh, Việt Nam vừa phải chống ngoại xâm, vừa phải chống nội gián. Dù chuyến thăm Mỹ của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng có bị hoãn vì lý do nào đó, thì Nghi quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 là một chỉ dấu quan trọng về định hướng chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Mấy nguy cơ lớn


Thế kỷ 21 là thời kỳ “hậu sự thật” (post truth) với nhiều thách thức mới như Harari đã cảnh báo trong cuốn “21 bài học cho thế kỷ 21” (Yuval Noah Harari, Spiegel & Grau, 2018). Loài người đang đứng trước những thách thức sống còn, khi không gian sinh tồn đang bị đe dọa bởi thiên tai (do biến đổi khí hậu) và nhân họa (do chính con người gây ra). Tài nguyên thiên nhiên là “rừng vàng biển bạc” đang bị khai thác đến cạn kiệt do lòng tham vô đáy.

Bài diễn văn về bảo vệ môi trường của cô bé Thụy Điển 16 tuổi Greta Thunberg tại Liên Hiệp Quốc gây chấn động, là “phần nổi của tảng băng chìm”, đang được hàng triệu người hưởng ứng. Hiện tượng Greta Thunberg (về môi trường) hay Joshua Wong (về dân quyền) phản ánh sự chuyển đổi của quyền lực (power shift) trong đó thể chế quyền lực cũ đang bị thách thức bởi các nhân tố mới có thể làm đảo lộn cán cân quyền lực như “micro powers” mà Moises Naim đã đề cập trong cuốn “the End of Power” (Moises Naim, Basic Books, 2013).

Việt Nam đang đứng trước mấy nguy cơ lớn đối với không gian sinh tồn của mình ngoài Biển Đông, khi chủ quyền và các mỏ dầu khí lớn gần Bãi Tư Chính và Cá Voi Xanh đang bị đe dọa. Trong khi đó, những nguy cơ khác như đám mây đen đang hình thành tại phía Tây Nam, như căn cứ hải quân Ream ở Koh Kong (cách Phú Quốc gần 40km) và căn cứ quân sự khổng lồ bên kia biên giới Viêt-Trung (rộng 50 acres, cách biên giới có 10km).

Nguy cơ lớn không chỉ đến từ bên ngoài mà còn tiềm ẩn từ bên trong các “đặc khu” (như Vân Đồn, Phú Quốc, Vân Phong), hay đường cao tốc Bắc-Nam. Nguy cơ lớn còn nằm trong cơ cấu nền kinh tế và thể chế với các lỗ hổng an ninh, đang đe dọa không gian sinh tồn của Việt Nam. Nếu không cải tổ thể chế kịp thời, đất nước không bị mất vào tay ngoại bang, thì cũng dễ rơi vào tay các thế lực thân hữu đang thao túng thể chế làm công cụ trục lợi.

Việt Nam như một đoàn tàu đang bị thế lực thân hữu khống chế, chạy theo hướng khác. Bài học về vụ AVG chứng tỏ người ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích riêng. Vì vậy, để triển khai Nghi quyết 50-NQ/TW và Quy định 205-QĐ/TW, báo Phụ Nữ đang đi đầu trong cuộc chiến chống các thế lực thân hữu. Đã đến lúc người Việt cần vượt qua định kiến, để tập hợp lại thành sức mạnh mới, góp phần cải tổ thể chế đã lỗi thời và thoát khỏi ngã ba đường, trong đó “dân chủ hóa là con đường nhất định phải tiếp tục tiến lên” như ông Vũ Ngoạc Hoàng đã kết luận trong bài “Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông” (Viet-studies, 8/9/2019).

03/10/2019
N.Q.D.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019


Kỷ Niệm 110 năm ngày sinh Cố GS Nguyễn Mạnh Tường.(16-9-1909—16-9-2019).

DÂN CHỦ  DI SẢN VĂN HÓA QUÝ GIÁ CỦA NGUYỄN MẠNH TƯỜNG.

Năm nay, chúng ta kỷ niệm 110 năm ngày sinh của GS Nguyễn Mạnh Tường,đúng vào một thời điểm, mà  giá trị văn hóa ấy lại là thứ mà xã hội ta, Đất Nước ta rất cần, cho một vận hội mới, một công cuộc “Đổi mới tử tế” hơn, một  chấn hưng đúng nghĩa.

Trước hết, cần làm rõ dấu ấn của nhân cách Nguyễn Mạnh Tường, trong những tư tưởng của minh. Điều ấy giúp chúng ta, mỗi khi đọc một dòng tư tưởng của Ông, chúng ta sẽ mường tượng ra dấu vết nhân cách một con người cụ thể và sẽ không lẫn được tư tưởng của một con người khác. Vậy, Ông là ai? Tôi mượn lại đúng cái câu hỏi, ông đã đặt ra với An Dương Vương, trong bài viết của mình.
Ông là một mẫu hình tiêu biểu của một lớp người sinh ra, lớn lên trong cuộc giao thoa văn hóa Việt- Đông phương và Pháp -Tây phương ở nửa đầu thế kỷ XX.Ông là sản phẩm của một thời đại, một đi không trở lại của Việt Nam hiện đại. Nhưng trong cái mô hình chung ấy, Ông là ai, ông có nét chủ đạo nào riêng tư làm nên  nhân cách của mình?

Vào thời buổi ấy, Quân tử đang vẫn là cái phẩm chất, cái tinh thần còn được đề cao, trọng thị trong những gia đình tinh hoa, gia giáo ở nước ta. Tôi quan sát thấy bàng bạc trong ông cho đến cuối đời cái nét quân tử ấy. Tôi rất ấn tượng khi báo Le Monde Pháp hỏi ông một câu rất “cắc ké,” Ngài nghĩ như thế nào về hai ngươì cọng sản là Ceausescu của Rumanie và Hồ Chí Minh của Viêt Nam. Thông thường, người ta có thể nhân dịp như thế, trả thù cái người miệng thì nói là   bạn, nhưng đã hãm hại mình không thương tiếc. Cả sứ quán Viêt Nam ở Paris lúc đó đứng tim chờ nghe ông Hồ bị chửi mắng. Nhưng không. Cụ Tường chỉ trả lời: tục ngữ Việt có câu: “vật năm bảy loài, người năm bảy đấng”, không thể so sánh Ceausescu và Hồ chí Minh được. Về phẩm hạnh quân tử thì Cụ có rất nhiều thí dụ trong đời thường, cả trong đời sống chính trị và nghề nghiệp, chúng ta cần học hỏi, nghiên cứu. Thật ra khi nghiên cứu hai tư tưởng Dân chủ và Giáo dục của Cụ mà bỏ qua cái phẩm chất này sẽ không hiểu gì về  tư tưởng quan trọng ấy của Cụ

Có một nét thứ hai trong nhân cách của Cụ, đó là phẩm chất “triết gia”. Triết gia theo Cụ là một mẫu hình nhân cách xuất  hiện theo sự đòi hỏi của giai cấp Tư sản Châu Âu đang định hình và bước vào “Thời đại mới”. Những ông khổng lồ mới trong triết học, khoa học, văn chương, nghệ thuật xuất hiện. Chính họ đã chiếu rọi những luồng sáng rực rỡ làm nên “Thế kỷ Ánh Sáng” -- TK XVIII. Nói về nhu cầu của sự xuất hiện con người triết gia và phẩm chất triết gia, NMT nêu rõ: “Giai cấp tư sản Pháp, trái lại đang đấu tranh, cần có quần chúng ủng hộ. Do đó, thành hình dần  dần một hình tượng con người chiến sĩ tư sản, đấu tranh chống phong kiến: Triết gia.Trong thế kỷ này có rất nhiều định nghĩa, nhận định về triết gia. Encyclopedie khẳng định : “Còn triết gia của ta, thì biết phân chia thời gian giữa cuộc đời ẩn dật và cuộc giao du với người. Triết gia đầy lòng nhân đạo, thiết tha danh dự và tính trung thực…Vì vô cùng yêu mến xã hội, triết gia cần làm mọi điều đúng như mọi người đợi chờ…luôn luôn tràn đầy ý nghĩ về lợi ích chung của xã hội…”

 Voltaire thì nói rõ:” Xu hướng một triết gia không phải là thương xót khổ nạn,mà là phục vụ người khổ nạn ấy…Triết gia chính tông khai vỡ đất hoang thành ruộng, làm số lưỡi cày tăng lên, do đó dân số tăng lên, tìm việc làm ăn cho người nghèo, cho phép người ta làm giàu, khuyến khích cưới xin,  xây dựng cho kẻ mồ côi, không ca thán về các thuế cần thiết, tạo điều kiện cho nông dân đóng thuế vui nhẹ…Triết gia không đợi chờ gì ở người khác, nhưng giúp ích cho họ được bao nhiêu càng hay bấy nhiêu…Người đó thù ghét tính giả dối, nhưng thương xót kẻ mê tín, quý trọng tình nghĩa bạn bè”. 

Diderot còn đề cao hơn vai trò Triết gia: “Người thẩm phán xét xử, triết gia dạy cho  thẩm phán thế nào là công bằng và bất công. Quân nhân bảo vệ Tổ quốc, triết gia dạy quân nhân thế nào là Tổ quốc. Nhà vua ra lệnh cho mọi người, triết gia dạy cho nhà vua biết nguồn gốc và giới hạn của quyền lực mình”…

Không khỏi còn những hạn chế, nhưng đó là hình tượng của một loại người mới , người trí thức hiện đại. Nguyễn Mạnh Tường may mắn đã cộng vào mẫu hình người quân tử cổ kính với phẩm chất triết gia hiện đại.

  Vì thế, trong tư tưởng Dân chủ , cũng như về Giáo dục của Ông, chúng ta vừa nhận ra nét thâm trầm cổ kính của Phương Đông, lại thấy rõ phẩm chất của triết gia hiện đại, mà dấu ấn của tinh thần Việt cũng không hề mờ nhạt.

Bây giờ là lúc mà Việt Nam ta đang chứng kiến cả hai sự khủng hoảng: Dân chủ thì lệch pha, hình thức , nửa vời và đánh tráo khái niệm (nói theo ngôn ngữ của Marx là lừa bịp) Ví dụ lừa bịp rõ nhất là khi Marx thì nhận định: chưa có hai tiền đề cơ bản và quan trọng nhất là kinh tế sản xuất hàng hóa vật phẩm dồi dào trên cơ sở kỹ thuật cao, và hai là chưa có con người phát triển toàn diện, thì pháp lý của cách mạng tư sản dân quyền là tất yếu, không thể vượt qua. Còn lãnh đạo Việt Nam hiện nay thì tuyên bố pháp lý xhcn! Cuộc khủng hoảng thứ hai là giáo dục. Giáo dục Việt Nam hiện nay đang lạc hậu mọi bề, đang rối loạn cấu trúc, đang mất phương hướng,

Tìm lại những kiến giải của Nuyễn Mạnh Tường về  giá trị Dân chủ mà ông để lại, sẽ có ích rất nhiều.

Nguyễn Mạnh Tường là nhà luật học, đã hành nghề trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Những vấn đề Ông đặt ra vừa thực tế vừa cơ bản. Chúng cung cấp cho ta những luận chứng để suy xét và để tim giải pháp. Ông quan tâm đến mối quan hệ giửa Luật pháp và Chính trị. Ông nói”Người cộng sản ghét pháp luật, có một lý do sâu xa hơn. Có nhiều quan điểm khác nhau, giữa những con người làm chính trị, và những người chăm lo Luật pháp, họ khác nhau về thói quen tâm lý và khác nhau cả về tư duy. Lý do sâu xa, theo tôi đoán là ở như câu nói nổi tiếng của Lenin: Chuyên chính vô sản không cầh luật pháp!

“Chính trị…  Đây là nơi mà sự nhập nhằng là kẻ chiến thắng. Cái không chính xác về hành động và ngôn ngữ đã tạo cơ hội cho những diễn dịch khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn. Kẻ phải phiêu lưu vào đó phải tránh chuyện logic, sự sáng  sủa và chính xác…phải gạt bỏ những chuẩn mực đạo đức hay tình cảm và trên hết thảy, phải hành xử với một thái độ cơ hội chủ nghĩa sắc bén và linh động”.”Trong khi nhà chính trị muốn khẳng định chủ nghĩa duy ý chí, thì nhà luật học lại chiếm ưu thế về sự hợp lý.”

Là nhà luật học, ông quan tâm đến cấu trúc của nền dân chủ. Nền Dân chủ mà “Chínhquyền là của dân, do dân và vì dân” tự nó là tập trung trong tay nghành Lập pháp. Nơi làm ra luật, và nghành Hành pháp sẽ lo áp dụng luật. Sự nguy hiểm sẽ xảy ra khi cả hai đều cùng cho rằng mình có quyền, với những đặc quyền riêng, được đứng trên Luật pháp. Nguyên tắc cơ bản của một nền Dân chủ là mọi người đều bình đẳng trước Pháp Luật. Hệ quả la ba ngành cùng tồn tại trong một tương quan “cân bằng và kiểm soát lẫn nhau”. Ông đề cao vai trò Luật sư và Luật Sư Đoàn, và khẳng định: “Luật sư đoàn là một tiêu chuẩn của một nền Dân chủ, rằng ở nước nào tiêu chuẩn đó thắng thế và có một Luật sư đoàn chân chính hoạt động, nơi đó nền Dân Chủ chiến thắng”.

“Như thế, việc chia làm ba ngành (Lập Pháp,Tư Pháp,và Hành Pháp) đã ngăn chặn những kẻ độc tài có cơ hội tập trung mọi quyền lực trong tay một người. Nguy cơ tổn hại về kinh tế, xã hội từ những thảm họa gây nên bởi sự độc quyền về chính trị, nói một cách chính xác, bởi những tay chóp bu, có thể được tránh khỏi, hay có thể giảm đến mức tối thiểu.”

Với phẩm chất Triết gia, khi ông tọa đàm vơí giới Luật sư Xô viết, ông tiên  đoán số phận của môt chính quyền phi dân chủ, đã đánh mất niềm tin của nhân dân: “Khi họ trơ mình trước quần chúng như một người đàn bà đĩ thõa nghèo nàn và trần truồng, tôi ngại rằng họ còn có thể tiếp tục độc quyền chính trị. Cũng có thể lãnh đạo cấp cao không làm ác như những thuộc quyền, nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với kẻ này, bởi những hành động của người thứ ba, làm tan rã Đảng vì uy tín của Đảng đã bị tan biến bởi những ngọn gió đầy cay đắng và khinh miệt thổi vào. Chừng nào mà con số phạm tội còn nhỏ, chừng ấy Đảng còn che đậy chúng dưới thảm dày để giữ được màu trắng của sự trong trắng!Nhưng một khi tai tiếng đã trở nên thái quá, không còn giấu giếm được nữa thì Đảng sẽ làm kẻ điếc trước những than phiền chính trị. Đảng sẽ chọn sống xuống cấp trong im lặng thay vì bị nổ tung ra trước ánh sáng ban ngày vơí những vụ kiện mà uy tín của Đảng sẽ mãi mãi mất và thanh danh của Đảng sẽ bị hủy diệt, từ cấp cao đến cấp hạng bét…

“Chính trị rồi đây sẽ nhường bước cho đạo đức, đạo đức rồi sẽ kéo theo sự can thiệp của Luật Pháp để chấm dứt một quá khứ đau khổ, mở đầu cho một kỷ nguyên mà áng sáng của lý lẽ và công bằng một lần nữa sẽ chiếu rọi với việc tái lập nền công lý và bảng tuyên ngôn về trách nhiệm của Nhà nước và những ai đại diện nó.”

Ông khẳng định:”Cái bí mật của dân chủ là nằm ở sự vận hành của nó, trong việc phán đoán những quyền tự nhiên và những tự do của con người, vì thế nó đòi hỏi phải có một sự hiểu biết tối thiểu về quyền công cộng và luật pháp quốc tế. Những điều kiện của dân chủ là có quan hệ đến kinh tế của nước liên hệ, mà sự thịnh vượng dù đã bị giới hạn là rất cần thiết cho sự thành công của nó, cho niềm vui hưởng  những quyền tự do và những quyền của con người…Bản chất của dân chủ,trong ý nghĩa sâu sắc và cái tác dụng toàn diện của nó, dân chủ gồm hai nội hàm  không thể phân ly, đó là nội hàm “Chính phủ do dân” và nội hàm “Chính phủ vì dân” Thật là xấu hổ nếu cứ mưu mẹo lập lờ trên chữ nghĩa và cho rằng “Chính phủ cho dân “ là đủ. Đó là điều bịp bợm !

Và. Ông đặt ra hai câu hỏi gay gắt :
a/ Làm thế nào để những người cộng sản giải quyết tình trạng xung đột quyền lợi của Đảng và quyền lợi của Dân tộc và Tổ quốc?

b/ Chủ nghĩa anh hùng của các Ông có làm cho các ông dám hy sinh Đảng của quý ông trên bàn thờ của Tổ quốc và Nhân Dân?

Hai câu hỏi này tựa như chiếc chìa khóa để mở ra nền Dân chủ cho Việt Nam hôm nay.

Đảng có tìm được không? Hay là buộc Dân phải rèn lấy chìa khóa mở cửa vào tương lai mới của mình.Thật là nan giải, thật là gay cấn.Nhưng, trong bài Suy Ngẫm Cổ Loa của ông mà tôi có may mắn được dịch lại, có câu cuối: “Dẫu sao, chúng ta cũng hy vọng rằng nhân dân sẽ đặt niềm tin với nhiều sáng suốt hơn là cứ bị lũ ba que chơi bài ba lá lừa đảo đường phố dẫn dắt”./.

Ô Đồng Lầm Hà nội, giữa Tháng 9-2019 những ngày tàu chiến của Trung cộng uy hiếp Bãi Tư Chính của Việt Nam.

Những câu trích dẫn đều lấy tư mấy tác phẩm: Người Bị Rút Phép Thông Công, Lý Luận Giáo Dục Châu Âu, Suy Ngẫm Cổ Loa.