Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

Ý THỨC DỰA Ý NGUYỆN, NƯƠNG Ý NGUYỀN

 

Ngoài chuyện cơm ăn áo mặc, Việt tộc còn có một chuyện nữa cao, rộng, sâu, xa hơn, đó chính là trong ấm ngoại êm, đây thử thách vừa tức thời, vừa là đường dài của Việt tộc! Vì xã hội Việt hiện nay thì bên trong không hề ấm, với độc đảng toàn trị đã sinh ra các đứa con của nó, tà tông trong dị thống, thuộc loài âm binh đó là bạo quyềncông an trị, tà quyền tham nhũng trị, ma quyền tham tiền trị. Vì đất nước Việt hiện nay thì bên ngoài không hề êm, vì Tàu tặc đang xâm chiếm đất, biển, đảo của ta, trước hành vi tự điếm nhục hóa của các lãnh đạo ĐCSVN là hèn với giặc, ác với dân. Trước thử thách hiện nay, nếu Việt tộc không biết vượt thắng nội xâm để vượt thoát ngoại xâm, thì thử thách này sẽ là thảm họa cho đất nước Việt, sẽ là thảm cảnh cho dân tộc Việt, thảm nạn cho giống nòi Việt.

Những kẻ lảnh đạo thực tài thì phải tỉnh táo để nhìn ra nỗi bất hạnh của đồng bào, phải thấy cho thấu nổi bất hạnh này để vượt thoát nó bằng lý trí của nhân trí, vượt thắng nó bằng trí tuệ của nhân tri. Những kẻ lảnh đạo thực tài còn phải sáng suốt ngay trong phương pháp luận để tiếp nhận lẽ phải đã có trong tận cùng nỗi tuyệt vọng của dân tộc đang phải ẩn thân trong chế độ nô lệ mới, trai thì làm lao nô, gái thì làm nô tỳ cho các quốc gia láng giềng, từ khi giòng sinh mệnh của Việt tộc đã nằm trong tay của bạo quyềnđộc đảng toàn trị. Những kẻ lảnh đạo thực tài trong tương lai phải có tuệ giác của lương tri, để khởi hành từ nỗi thất vọng tới tuyệt vọng của dân tộc, từ đó làm sáng lên nhân lý Việt (thương người như thể thương thân) đã sẳn có trong nhân tính Việt (một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ).

Bản lĩnh của lãnh đạo chính trị có ngay trong nội công của kẻ lảnh đạo biết chuyển hóa nghèo nàn lac hậu thành ra trong ấm ngoại êm. Tầm vóc của lãnh đạo chính trị có ngay trong vai vóc của kẻ lãnh đạo biết chuyển đổi chuyện đầu tắt mặt tốichén cơm manh áo của dân tộc thành hiện thực ấm no hạnh phúc. Nội công tính toán chính trị tạo bản lĩnh toan tính trong chính sách, làm nên vai vóc của quyết sách, tạo ra tầm vóc của quốc sách. Tất cả những lãnh đạo hiện nay của ĐCSVN, không nội công, chẳng bản lĩnh, trống vai vóc, vắng tầm vóc, vì họ không hề là chính khách có tri thức trong chính trường có trí thức. Họ chỉ là đám ăn tàn phá hại, nên tà kiếp của họ chỉ là loại ký sinh thể của gà què ăn quẩn cối xay, họ lấy phản xạ khôn nhà dại chợ để chế biến ra phản ứng âm binh của họ là điểu nhà điếm chợ.

Trong tương lai có văn minh của dân chủ, có văn hiến của nhân quyền cho Việt tộc, thì các chính khách liêm chính trong một chính giới có liêm sỉ nếu muốn lãnh đạo một dân tộc, thì phải biết lãnh đạo là lãnh nhận các đạo lý của tổ tiên, để lãnh trọn các đạo đức của dân tộc, để tự giáo dục chính mình trong liêm khiết. Từ đó, sử dụng các thành quả tích cực nhất của quá trình tự giáo dục này mà giáo dưỡng gióng nòi, cụ thể là tái tạo lại được giáo khoa, giáo trình, giáo án để giáo huấn đạo lý và luân lý cho các thế hệ mai hậu. Các chính khách liêm chính trong một chính giới có liêm sĩ còn phải biết tạo dựng được một không gian kiến thức được tổ chức thành hệ thống tri thức, nơi mà trí thức biết trợ lực cho ý thức, biết trợ duyên cho nhận thức. Từ đó, chế tác ra văn minh dân chủ làm cốt cách cho văn hiến nhân quyền, để chính sách trở thành quốc sách, để dân tộc có chổ dựa, để giống nòi có chỗ nương.

Ý thức của các lãnh đạo có nội công của thông minh, có bản lĩnh của thông thái, luôn có ý nguyện muốn trở thành tác giả bằng các chính sách phát triển đất nước, qua các quyết sách tiến bộ vì dân tộc, để xây dựng các quốc sách văn minh cho giống nòi. Nên các lảnh đạo minh trí này luôn mang ý nguyền họ phải là tác nhân tạo ra quốc sách như tác phẩm của họ ngay trong cuộc đời lảnh đạo chính trị, biết làm nên sự nghiệp chính trị bằng chính tri của họ. Nơi mà cuộc sống lảnh đạo và sự nghiệp lảnh đạo chỉ là một, từ minh trí tới minh luận. Nơi mà chính khách phải là tác giả sáng tạo ra quốc sách, biến quyết đoán riêng thành tác phẩm chung của dân tộc, vì đồng bào, vì giống nòi, vì đất nước.

 

 

 

Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học* Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét