VĂN BẢN TÂM HUYẾT
Một đất nước muốn thay đổi để phát triển mục tiêu quốc gia là phản ánh sự hội nhập quốc tế mà lại có một thể chế bế tắc! Ủng hộ cho xã hội phát triển lành mạnh (PTLM) là việc chung của mọi thế hệ, vừa là vai trò của công dân* trong đời sống xã hội, vừa là ý thức trách nhiệm chung trong các vấn đề quốc gia, mà không phải chờ đợi.
Chính trị là đoàn kết. Người Việt đoàn kết là truyền thống. Đoàn kết với pháp luật chuẩn mực là đạo đức. Giới chính trị là giới tinh hoa của quốc gia. Chính trị gia thành thật với nhân dân trong mục tiêu quốc gia mới chân thành trong vai trò lãnh đạo đất nước. Xã hội ổn định, phát triển lành mạnh là kết quả của đoàn kết quốc gia (ĐKQG) với pháp chế chuẩn mực (PCCM).
“Độc lập, tự do, hạnh phúc” là tiêu ngữ quốc gia, mục tiêu chung của đất nước, cũng là một đồng thuận quan trọng trong xã hội có nhiều bất đồng. Cách chống tham nhũng hiện nay là một trong những bất đồng sâu sắc. Quốc nạn tham nhũng không còn là vấn đề riêng của ai mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Xây dựng hệ thống đảng trong sạch để không còn tham nhũng và xây dựng cơ chế nhà nước minh bạch là phát triển quốc gia lâu dài.
Tệ tham nhũng hối lộ tràn lan không chỉ là vấn đề bê bối của các lãnh đạo khiến các giá trị xã hội bị đảo lộn, mà còn làm cho nền kinh tế quốc gia bất ổn, gây khó khăn cho đời sống của mọi thành phần xã hội.
Nhận thức tham nhũng ở Việt Nam lâu nay là "giặc nội xâm", và cũng có quy định“Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm ngay cả khi đã nghỉ hưu”, chứng tỏ các lãnh đạo đã thấy rõ sự nguy hại của tệ nạn. Nhưng nếu không làm rõ nguyên nhân cốt lõi tạo ra tham nhũng - hối lộ thì sẽ không thấy giải pháp cơ bản cho vấn đề hệ trọng này.
Sau khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, Ban lãnh đạo tiếp tục nhấn mạnh "chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào". Cho thấy, đây là sự quyết tâm cao nhất của lãnh đạo cấp cao nhất.
Tuy nhiên, qua nhận định chung, “Chiến dịch đốt lò sẽ không biến mất bởi tham nhũng vẫn là một vấn đề ở Việt Nam. Và nguyên nhân nó tiếp tục tồn tại vẫn là chính trị”. Cho thấy, đây là vấn đề cơ chế nhà nước chồng chéo giữa luật pháp quốc gia và cương lĩnh Đảng. Cơ chế này tạo ra nhiều lỗ hổng pháp luật, lớn nhất là vấn đề chính trị: quyền lực tuyệt đối (QLTĐ)**, nguyên nhân cốt lõi của tham nhũng - hối lộ.
Việc bình thường hóa văn hóa độc quyền đã làm cho trách nhiệm chống tham nhũng cũng độc quyền, khiến dư luận cho rằng, chiến dịch “đốt lò” được sử dụng để loại bỏ các đối thủ, và chiến dịch này sẽ tiếp tục kiểm soát các đối thủ.
Dù "Đảng tuyên bố rằng tham nhũng đã được đưa lên chương trình nghị sự chính trị trong nước và các khuôn khổ pháp lý về giải quyết tham nhũng. Tuy nhiên, các học giả chính trị đã chỉ ra rằng những nỗ lực như vậy có thể là vỏ bọc cho một cuộc thanh trừng chính trị giữa các phe phái trong đảng".
Vấn đề cơ chế chỉ được giải quyết khi xã hội có PCCM. Chống tham nhũng tiêu cực cần PCCM, hướng tới mục tiêu xã hội công bằng ( XHCB) cũng đòi hỏi PCCM. Không thể hướng tới tự do, hạnh phúc mà xã hội không có PCCM. Muốn có PCCM cần có sự đồng thuận lớn (đồng thuận quốc gia), thì ĐKQG là bước đầu. Việc đàn áp tiếng nói phản biện là vấn đề không cần thiết, mà người Việt đoàn kết cần thiết hơn là phải đấu tranh gây rối ren trong xã hội.
Nếu lãnh đạo không thay đổi tư duy, vẫn duy trì cơ chế QLTĐ, vẫn bầu cử với kết quả tuyệt đối thì nước nhà không thể có PCCM, mục tiêu XHCB vẫn còn xa vời, chống tham nhũng cũng là nửa vời. Trong khi PCCM là cơ chế nhà nước minh bạch, là nền tảng quốc gia lâu dài, là phương tiện của XHCB, là động lực của xã hội phát triển lành mạnh (PTLM). Rõ ràng, nước nhà không thể có PCCM khi lãnh đạo Đảng vẫn nắm giữ QLTĐ. "Đốt lò" phải là việc của luật pháp quốc gia, không phải việc của riêng lãnh đạo nào.
Trong cơ chế QLTĐ thì ai cũng có thể là nạn nhân từ trung ương đến địa phương, từ công an đến công nhân, thương nhân, cũng như tất cả nhân dân vì cơ chế bất thường.
Hiển nhiên, không phải đi tìm kiếm giải pháp xa vời, chỉ cần bắt đầu từ tư duy quốc gia – ý thức PCCM là nền tảng quốc gia. Khác với điều lệ đảng, PCCM không thuộc về đảng phái nào, mà là nguyên tắc quốc gia trong đời sống xã hội. Trong hệ thống PCCM, không ai đứng trên pháp luật thì mới "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", là cơ chế nhà nước minh bạch.
Chuyện ai cũng biết nhưng có quan tâm mới hiểu. Quyền lực không phải chính danh từ bên ngoài mà quan trọng là sự đồng thuận của cử tri trao cho. Nhắc lại, con người không có ai hoàn hảo, việc chính trị thần thánh hóa con người là lừa mị. Bầu cử phải có kết quả tuyệt đối 100% là không cần thiết, vì không ai có phẩm chất tuyệt đối 100%.
Phải nhìn nhận một thực tế ở Việt Nam qua bao đời Tổng Bí Thư trong gần nửa thế kỷ qua, không lúc nào các lãnh đạo ngớt nói vấn đề lạm dụng quyền lực, tham nhũng, cơ chế nhà nước minh bạch. Chưa nói đến việc thâm thủng ngân sách do hệ thống quản lý yếu kém. Số tiền tham nhũng thất thoát, chia nhau thông qua các công ty lừa đảo và gây nợ cho quốc gia chồng chất, nhiều thế hệ phải gánh trả hàng tỷ tỷ đồng được tính bằng % GDP quốc gia đủ để trợ cấp người dân sống trong hàng thập kỉ. Trong khi cuộc sống nhân dân khổ sở, bấp bênh, nhưng có mấy ai chịu trách nhiệm.
Tham nhũng về kinh tế thì ở đâu cũng thấy, đặc biệt trong cơ chế QLTĐ thì tham nhũng chính trị lũng đoạn tầng cao nhất. Sau đó là tham nhũng quyền lực - đưa người thân tín vào những chức vụ quan trọng trong cơ cấu để thâu tóm quyền lực, tạo nên bức tranh ảm đạm cho quốc gia.
Người có quyền lực trong hệ thống “mua quan bán chức” không tham nhũng mới là bất thường. Trong cơ chế quyền lực tuyệt đối chỉ có người tham nhũng đã bị lộ hay chưa lộ, chứ hiếm có bóng dáng của người liêm chính, là cảm nhận chung của nhiều người trong xã hội. Cho nên, ai có tư cách hơn pháp luật về chống tham nhũng!
Nhìn công tâm, với ngân sách nhỏ mà bộ máy cai trị cồng kềnh thì lương sẽ ít. Hơn nữa, với cơ chế quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng hối lộ là chuyện khó tránh! Các đồng chí sống bằng cách nào, không thông cảm mới đẩy anh em vào lò mà không lo cho đất nước có PCCM. Lãnh đạo dũng cảm, tinh tế thì nên thông cảm với đồng chí của mình, để cho pháp luật làm việc, và tạo cơ hội cho mọi người cùng đi tới là lương tâm của lãnh đạo có đạo đức.
Cơ chế QLTĐ gieo rắc bầu không khí sợ hãi, không chỉ đối với đồng bào mà với cả đồng chí cán bộ các cấp. Xã hội không có PCCM, khiến ai cũng sống trong mơ hồ giữa lằn ranh lương tâm và “lương” tháng. Cơ chế minh bạch sẽ giúp người chưa tốt thành người tốt, và người tốt thành người tốt hơn. Cơ chế bất minh khiến con người tha hóa, đẩy người tốt thành người tồi. Lãnh đạo thấy hay không thấy? Lấy tư cách QLTĐ xử người khác phe hay có luật pháp quốc gia xử bất kỳ người vi phạm là ai.
Đã là người Việt, ai cũng hiểu đất nước không phải của riêng ai. Yêu nước mà thiếu tinh thần đoàn kết quốc gia là yêu nuớc chưa trọn vẹn. Giữa người Việt không có thù địch. Bất đồng quan điểm không phải là thù địch. Đất nước thống nhất nửa thế kỷ mà vẫn nói chuyện thù địch quốc gia là vấn đề cần ý thức. Lãnh đạo điều hành xã hội bằng khế ước qua PCCM, không phải bằng chỉ đạo qua QLTĐ.
Thời nay, nền chính trị để QLTĐ trở thành văn hóa lãnh đạo, thay vì xây dựng thể chế “của dân, do dân” thì lại tập trung vào đế chế cho ngôi vị, là sự bất hạnh của bất kỳ quốc gia nào. Hiệu ứng đuôi của chế độ phong kiến để lại, cộng thêm môi trường quyền lực nhiều cám dỗ làm cho không ít người dễ lẫn lộn giữa tài sản cá nhân và di sản quốc gia. Cho nên, từ thời cận đại đến nay, VN chưa xuất hiện thêm lãnh đạo để lại di sản cho quốc gia. Chỉ có qua ĐKQG mới mở ra cơ hội cho mọi người mà không bị kỳ thị lý lịch, không phân biệt vùng miền, và không còn tình trạng hạch sách công dân vì bất đồng chính kiến, cũng chính là tháo gỡ rào cản cho xã hội PTLM.
Không có quốc gia nào chống tham nhũng bằng điều lệ đảng hay xử lý nội bộ. Cũng không có nhà nước pháp quyền nào chống tham nhũng bằng “đốt lò”, hay nói chuyện đạo đức, mà không có một hệ thống pháp lý công bằng và hiệu lực.
Giải trừ quốc nạn, việc cần làm là thay đổi cơ chế chứ không phải chỉ "đốt lò" với QLTĐ. Đó là đáp ứng nguyện vọng lòng dân, ý nghĩa cách mạng, cũng chính là trân trọng công lao của tiền nhân. Hướng tới cơ chế mới, cần điều chỉnh cơ chế hiện thời. Đất nước cần các chính trị gia tâm huyết, cơ chế hiện nay sẽ đốt hết nhân tài quốc gia mà không giải quyết được vấn đề cốt lõi. Đây là cơ hội lớn cho Ban lãnh đạo trong việc xây dựng xã hội mới tiến tới xã hội hài hòa.
Một quốc gia không thể phát triển mạnh mẽ nếu không trân trọng nhân tài. Loại bỏ người tài chỉ vì những bất đồng, kể cả bất đồng chính trị, là sai lầm đáng tiếc. Việc nối lại những cựu lãnh đạo, nhiều người đã phải từ nhiệm từ trung ương đến địa phương vào đời sống chính trị quốc gia là có lợi cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Đặc biệt, những người đã có nhiều kinh nghiệm và thành quả nhất định trong việc dẫn dắt đất nước phát triển trong thời gian qua.
Lãnh đạo đặt lợi ích quốc gia lên trên là lãnh đạo tâm huyết - tâm huyết với đất nước, tâm huyết với đồng bào, và hơn hết là tâm huyết với cơ chế nhà nước minh bạch qua PCCM. Lãnh đạo tâm huyết có hệ thống chính trị tâm huyết**** thì mới đủ khả năng lèo lái toàn thể ra khỏi cục diện bế tắc hiện nay. Nhưng nếu lãnh đạo trì hoãn hay không vào cuộc, không đưa quốc gia đi tới bằng PCCM như đã hô hào thì sự chân thành của lãnh đạo có phải là đáng trách.
Có nghiêm túc với mục tiêu quốc gia thì mới thấy rõ vấn đề và nhận ra giải pháp. Có nhận thức QLTĐ là vấn đề thì mới ý thức đoàn kết (ĐKQG) là cần thiết. Khi tham nhũng đã là căn bệnh hoành hành đất nước gây họa quốc gia, thì chỉ có đoàn kết với PCCM là liều thuốc phòng chống tham nhũng hiệu quả đẩy lùi căn bệnh.
Người Việt chúng ta ai cũng mong muốn nhà nước uy tín, nhà nước của dân, nhu cầu chính đáng này là cơ hội cho các lãnh đạo quốc gia. Việc quan trọng của chính khách tâm huyết hiển nhiên là coi trọng quốc gia, tôn trọng đồng bào. Và việc cần thiết của mọi người trong vai trò công dân là ủng hộ các lãnh đạo tâm huyết.
Nói xa không qua nói gần. Nhà nước của dân, quốc gia cần. Nước Việt là của người Việt, không phải của riêng người cộng sản hay người cộng hòa, “yêu nước không là độc quyền của riêng ai”. Sự thật hiển nhiên này chỉ vì vấn đề chính trị phe đảng mà bị lãng quên. Không có chủ nghĩa nào ý nghĩa hơn chủ quyền nhân dân. Không có nhân dân nào muốn có lãnh đạo lạm quyền, tham nhũng. Cũng không có lãnh đạo nào không muốn để lại di sản quốc gia. Và cơ chế nhà nước minh bạch bằng PCCM là di sản quốc gia đang chờ.
Tuổi trẻ là tương lai đất nước và chính trị là đời sống xã hội cần được quan tâm, không phải điều cấm kỵ. Khác với khủng bố, chính trị lành mạnh là niềm tự hào của công dân, người dân ủng hộ cho nước nhà phát triển lành mạnh là sự hân hạnh của nhà nước. Tiếng nói đoàn kết của nhân dân là động lực xã hội giúp Ban lãnh đạo quốc gia tiến tới mở đường cho thời đại mới, chính là mở ra cơ hội và hy vọng mới cho toàn thể.
Ủng hộ nhà nước hiện thực các mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chủ đích chống tham nhũng bằng luật pháp quốc gia (PCCM), cũng là đời sống xã hội. Lãnh đạo nhận trách nhiệm hướng tới mục tiêu XHCB với PCCM cho xã hội PTLM, tách động cơ chính trị phe nhóm ra khỏi việc chống tham nhũng, không đổ lỗi, là lãnh đạo uy tín, xứng đáng vai trò lãnh đạo. Tạo lập nền móng cho quốc gia phát triển lâu dài thì chống tham nhũng với PCCM là trách nhiệm chung.
Cuộc sống muôn màu, hân hoan hay phiền muộn đều là động lực nguyên thủy cho chúng ta nỗ lực thay đổi cuộc sống. Lãnh đạo chân thành với đất nước không ai kể công hay đòi hỏi ai phải mang ơn, vì có biết bao đồng bào qua bao thế hệ đã hy sinh vì Tổ quốc. Là công dân, nhận thức “Tổ quốc không của riêng ai” sẽ củng cố niềm tin và hy vọng vào lẽ phải. Dù xã hội có bất đồng chính kiến, ý kiến trái ngược nhau, mâu thuẫn nội tại sâu sắc, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn người Việt, ai cũng mong muốn đất nước thay đổi, tự hào dân tộc. Và sự thật này là rõ ràng.
Tâm huyết Việt Nam!
Phần chú giải
**Quyền lực tuyệt đối là “quyền lực lãnh đạo” trên cả luật pháp quốc gia. QLTĐ và XHCB
không đi đôi, lãnh đạo có QLTĐ thì xã hội không có cơ chế nhà nước minh bạch
bằng PCCM.
***Nói về cơ chế
nhà nước minh bạch thì phải bắt đầu bằng Nhà nước pháp quyền của Dân, chi thu hiệu quả với
tiền thuế của dân, và đó là công việc của Lãnh đạo. Hậu quả của cơ chế
nhà nước không minh bạch là tạo ra quốc nạn, như quốc nạn tham nhũng hiện thời.
Cho nên, chống tham nhũng, tiêu cực thì nhất thiết phải có cơ chế nhà nước minh
bạch. Nói chuyện đất nước thì phải có tình nước, tình người. Chỉ có LĐTH mới
hòa giải vấn đề quốc gia.
****Hệ thống chính
trị tâm huyết (HTCTTH) là công trình chính trị quốc gia của lãnh đạo
tâm huyết (LĐTH). Bao gồm cả truyền thông báo chí, chính quyền các cấp, đồng
lòng đất nước là trên hết, PCCM là nền tảng quốc gia. LĐTH một mình chỉ là cảm
nhận cá nhân, không thể có đại cuộc.
Tâm huyết và đoàn kết là 2 từ ngữ thường bị lạm dụng, tuyên truyền
nhưng không thực hiện. Đoàn kết không phải chỉ qua hô hào mà đoàn kết trong
bình đẳng, đoàn kết với PCCM là đoàn kết thực chất. LĐTH thì ĐKQG là tâm điểm
xã hội, PCCM là trọng điểm quốc gia. LĐTH là người chân thành với nhân dân, có
trách nhiệm chính trị, và uy tín quốc gia. LĐTH là tương lai đất nước, là nền
tảng quốc gia cho xã hội PTLM. LĐTH không nắm giữ QLTĐ. Đất nước không có LĐTH
thì mọi hy vọng cho xã hội PTLM là điều không tưởng!
Cụm từ NNCD đã bị nhờn
từ lâu, nhưng thực chất của cụm từ không bao giờ biến chất khi có LĐTH, có
nhiều người quan tâm.
Cuộc sống là sự chọn
lựa. Không chấp nhận thực tế, không có tầm nhìn chung với tinh thần bao dung
thì dễ chọn lựa sai lầm. Chỉ có ĐKQG thì xã hội mới PTLM.
Cơ sở pháp lý về đoàn kết
Ngay trong Lời nói
đầu, Hiến pháp năm 2013 đã nhắc về truyền thống "đoàn kết" của Nhân
dân Việt Nam. Tại Điều 5, Hiến pháp năm 2013 “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết,
tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia
rẽ dân tộc.”
Nếu mong muốn của con
người là cuộc sống trong xã hội phát triển lành mạnh, thì chấp nhận hay không,
ủng hộ hay không, vbth này là lý lẽ của mọi người.
…………………………………………………………
PTLM: phát
triển lành mạnh
ĐKQG: đoàn
kết quốc gia
PCCM: pháp
chế chuẩn mực
NNCD: nhà
nước của dân
QLTĐ: quyền
lực tuyệt đối
XHCB: xã hội
công bằng
LĐTH: lãnh
đạo tâm huyết
HTCTTH: hệ
thống chính trị tâm huyết
…………………………………………………………
Lời góp ý cho Văn Bản
GS. Nguyễn Khắc Mai viết:
Tôi đã đọc Văn Bản Tâm Huyết của các Bạn. Tôi vui mừng như thấy lại hình dáng tuổi trẻ của mình trên một tầm cao khát vọng mới. Tôi kính chúc các bạn khỏe mạnh, bình an và thành đạt những khát vọng đẹp đẽ của mình.
Hà Nội 23.10.2024 - Ông Già Đồng Lầm
GS. Mạc Văn Trang và NS. Nguyễn Thị Kim Chi viết:
Thật vui mừng khi thấy các Bạn Trẻ quan tâm đến đất nước và tâm huyết đóng góp vào sự phát triển văn minh bễn vững của đất nước. Chúc các Bạn vui khỏe và nhiều thành công.
Sài Gòn 29.10.2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét