Bài tham luận gửi đến đại hội của Liên đoàn ký giả Á Châu năm 2020.
Chào các bạn.
Tôi là Tôn Phi. Tạm thời tôi là thư ký của Liên đoàn ký giả Á Châu Asian Journalists Confederation. Xin đừng hiểu tôi nhận tiền đế quốc hay tư bản gì cả, chức vụ này tôi làm tình nguyện và không được hưởng lương. Vì không sang được Pakistan trong năm 2020 này nên tôi viết tham luận này và cho người dịch sang các tiếng để mọi người cùng trao đổi. Tôi đã chỉnh sửa kỹ trước khi gửi cho ông chủ tịch.
Trong những ngày này, cộng đồng ký giả thế giới bàng hoàng vì cái chết của Aziz Memon, người đồng nghiệp Pakistan dũng cảm đã điều tra hồ sơ tham nhũng của vô số quan chức xứ này. Anh bị giết chết và quẳng xác xuống rạch Canal.
Việc tìm được đích danh kẻ giết chết Aziz Memon, cũng như băng đảng quan chức tham ô ở Pakistan cũng cần, nhưng ở đây tôi muốn đề cập một điều khác trọng đại hơn: dân tộc Pakistan cần tổ chức đời sống thế nào để mọi người đều được an vui.
Công lý không phải từ luật pháp, người làm luật, người thi hành luật, người xử kẻ vi phạm luật. . .
Công lý cũng không phải là phần thưởng cho những ai thắng cuộc
Công lý cũng không phải là hình phạt những người thua cuộc
Công lý là. . .nơi lương tâm công thẳng hiện hữu, là những gì trái tim hằng khắc khoải, quan tâm đến..
.
Cơ khí tiến quá nhanh, mà triết lý thì không tiến triển cho kịp. Con người bị chọn lọc, tình trạng thừa thù hận, thiếu cơm ăn lan tràn ở mọi nước. Kể cả hai nước giàu nhất Á Đông: Nhật Bản, thanh niên không dám lấy vợ. Hàn Quốc, sinh viên không đủ tiền tụ tập ở quán trà chanh. Đây không phải cuộc sống của con người. Phẩm giá của con người cao hơn hiện tại rất nhiều.
Ở Việt Nam, quê hương chúng tôi, mấy trăm sinh viên tốt nghiệp trường cảnh sát đi giết một cụ già, lấy một miếng đất nhỏ bằng cái chén. Vì một miếng đất hoặc vì một người đàn bà đẹp, người ta sẵn sàng chém giết nhau. Hỏi, 140 tín chỉ bậc đại học hay trung cấp ngoài giá trị trang trí ra thì có giá trị gì, khi chính nó làm cho con người vong thân?
Kinh lễ Tiết 21:
“Ở tiệc thết bô lão và năm lão thành giàu kinh nghiệm thì chính thiên thử phải xắn tay, cắt thịt, tẩm giấm và đưa tới mỗi vị. Cuối bữa vua dâng chén rượu để các ngài tráng miệng, rồi vua ra đội mũ cầm thuẫn (múa cho các lão xem) để dạy chư hầu biết kính tuổi già…
Kinh lễ Tiết 22:
“Khi thiên tử đi kinh lý phải đến viếng các cụ già bắt đầu từ người già trăm tuổi, muốn hỏi ý kiến về chính trị vua phải đi tìm đến nhà.”
Giáo sư Bernard Nguyên Đăng, chủ sự tòa hòa giải quốc tế, người có quyền cấp bằng và chứng chỉ cho bất kỳ sinh viên bất kỳ nước nào nói: trong pháp lý quốc tế, truyền thống dân tộc có giá trị cao hơn bất kỳ điều nào, khoản nào trong luật pháp của một chế độ.
Các đảng phái chính trị ở Á Đông lo đi tìm cây đũa thần "dân chủ", "nhân quyền"... ở đâu xa bên trời Tây. Trong khi đó dân tộc đã có một nền tảng thư tịch cực kỳ vững chắc. Phương thuốc ấy, về mặt chính trị thì gọi là "chính nghĩa quốc gia", về mặt triết lý như trong tham luận này, chúng tôi dùng từ "truyền thống dân tộc".
Á Đông thì cực kỳ vững chắc. Trung Đông thì chưa biết, và tôi đề nghị ký giả đoàn Pakistan cố tìm trong kinh điển dân tộc mình những dòng, những đoạn minh chứng cho một nền triết lý mà các bạn đang vươn tới. Triết văn là ngành khởi nguyên của xã hội, đừng tìm ở kỹ thuật hay những tác phẩm văn nghệ, văn hóa hậu trường. Á Đông chúng tôi thuận lợi hơn Trung Đông các bạn. Chúng tôi là văn minh cồng, các bạn là văn minh lệnh. Chúng tôi có một nền luân lý độc lập với thể chế và độc lập với tôn giáo .
Nền tảng thư tịch vững chắc như vậy, đáng tiếc là một lãnh tụ tôn giáo bảo tín đồ đọc kinh điển dân tộc là điều họa hiếm. Thời nay, kiếm được một bà lãnh đạo tôn giáo mà mặc trang phục Kimono truyền thống của dân tộc cũng là chuyện cực kỳ khó và họa hiếm.
Chúng tôi không hề có ý nói rằng các lời tốt đẹp trên đây đều thực thi cả. Trái lại không thiếu những thực tại tàn nhẫn, mạng người vẫn bị coi rẻ. Những lời trên đây chỉ trưng ra làm tang chứng cố gắng của một nền triết lý đã hết sức tìm cách thể hiện lòng nhân đạo, đức hiếu sinh, để chống với sự tàn bạo của loài người đâu đâu cũng nghiêng nặng về phía ác.
Cái gọi là toàn cầu hóa thực chất là chuyện chiếc máy đúc tấp-lô, bắt tất cả phải giống Âu-Mỹ một cách tự nguyện. Nó giống như khổ nạn của Sisyphe, càng ăn càng đói, càng uống càng khát.
Đây là bài tham luận sẽ gửi đến meeting của liên đoàn này sắp tới. Vì vậy tôi muốn mọi người cùng góp ý cho nó, còn tôi là người biên tập cuối cùng, bằng cách nhắn tin đến cho tôi và tôi gửi đến những người cần thiết.
Khi viết những dòng này, tôi thấy bụng mình sôi lên. Tôi thấy một sự hưng phấn đến cực độ. Tôi không thể đợi cho viết xong bài rồi mới đăng. Được đoạn nào, tôi đăng lên đoạn đó.
Khi tuổi đời còn quá trẻ (27 tuổi) và thể lực thì quá yếu ( 1 mét 60, 50 kg), tôi không muốn tham luận này chỉ là của riêng mình gửi đến đại hội, vì như thế chẳng khác nào tôi đầu cơ ngành truyền thông Việt Nam. Tham luận triết phải mang tính khoáng đại. Dù người tôi gặp là người lao công, anh thợ hồ, hay người không biết chữ, tôi vẫn phải ghi lời của người ấy vào bài tham luận này, miễn là lời của người ấy có giá trị. Về lý thuyết, mọi người đều là ký giả. Chỉ có ký giả chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Người ký giả chuyên nghiệp sẽ lọc lụa và gọt dũa câu văn giúp những người không chuyên và gửi đến hội nghị của đoàn ký giả châu Á, trong vòng 1500 chữ, tức là 3 trang A4. Mọi người đều hàng ngày viết nên bài báo của cuộc đời mình và cuộc đời của những người xung quanh. Mỗi câu nói của bạn nói ra đều đã là một câu văn. Mỗi người đều hòa vào tổng số câu văn trên toàn thể địa cầu.
Việt Nam, ngày 27 tháng 02 năm 2020.
Tôn Phi.
Liên lạc tác giả: tonphi40@gmail.com
(Bài này được tác giả cho phép tự do sao chép, chia sẻ, in ấn mà không cần xin phép trước về bản quyền.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét