Gởi
các lãnh đạo ĐCSVN,
Từ
tiềm thức tới ý thức, hình như các người không biết một chữ được Việt tộc trân
quý, nâng niu, gìn giữ như để bảo bọc chính lương tri của mình, chuyện lạ là chữ
này không hề có chỗ đứng ghế ngồi trong tuyên bố, văn bản, nghị quyết của các
người, đó là chữ: thương! Đọc Việt sử thì biết là Việt tộc dắt díu nhau
vượt thoát khổ ải, vượt thắng khổ nạn bằng chữ thương này, từ bầu với
thương lấy bí cùng tới thương người như thể thương thân. Nội công của
nhân nghĩa của Việt tộc là đây, bản lĩnh của nhân tâm là đây, tầm
vóc của nhân từ là đây, vậy mà từ bao năm qua từ chữ nghĩa tới lời nói,
chữ thương không hề hiện diện trong ngôn ngữ của các người, không hề hiện
hữu trong chính sáchcủa các người.
Hãy bắt đầu bằng nghiên cứu
của chính trị học tri thức về văn bản của chính sách, cùng lúc phối hợp
với khảo sát của văn học nhận thức, thì thấy rõ ngay là không có một
lãnh tụ nào của ĐCSVN có một tác phẩm về kiến thứctình thương; không có
văn bản lý luận nào của các lãnh đạo hiện nay về tri thức tình thương.
Ngược lại ngày ngày, người ta chỉ thấy các người nhìn nhân dân như các lực
lượng thù địch, thậm chí các người còn lao lý hóa các đứa con tin yêu của
Việt tộc biến các công dân tinh hoa này thành ra các tù nhân lương tâm.
Vẫn chưa xong, các người biến dân lành thành dân đen trong nạn cảnh đầu
đường xó chợ, dân tốt thành dân oan trong thảm cảnh màn trời chiếu
đất, Việt Nam bây giờ thua kém các quốc gia láng giềng về mọi mặt nhưng là
cường quốc về dân đen, dân oan.
Việt Nam hiện nay đã là
cường quốc về địa ngục trần gian, nơi kiến thứctình thương bị siết cổ tới
ngộp thở, nơi mà tri thứctình thương bị diệt ngay trong trứng nước, nơi
mà nhận thứctình thương bị thanh trừng khi mới sơ sinh. Vì tất cả phạm
trù kiến thứctình thương, tri thứctình thương, nhận thứctình thương
không hề có ghế ngồi hoặc chỗ đứng trong bạo quyền công an trị, tà quyền
tham quan trị, ma quyền tham nhũng trị, với bạo hànhthường nhật đã trở
thành bạo động tuyệt đối, ngay trong nội bộ của các người là thanh trừng trị.
Với phản xạ giết người diệt khẩuđã thành truyền thống của ĐCSVN, tất cả
lãnh đạo từ Bộ Chính trị tới Trung ương đảng, từ bạo quyền hành pháp tới quỷ
quyền tư pháp, kể cả tật quyền lập pháp, thì từ triết học đạo đứctới xã
hội học nhận thức đều phải kết luận rằng tất cả số kiếp của các người cộng
lại vẫn không vượt qua nổi một ca từ của Trịnh Công Sơn, khi nhạc sĩ này nói về
ngôn ngữ của tình thương: “Miệng ngậm hạt từ tâm”.
Làm sao các người có được
nhận thức tình thương khi cả gần một trăm triệu công dân Việt bị các người người
mạt vận hóa, mà tộc kiếp thường nhật thấp xa so vớiđảng kiếp của
các người. Khi các người đứng trên đất nước của tổ tiên Việt thì các người chỉ
có phản ứng nạo vét tài nguyên; khi các người nắm được tiền bạc của dân tộc
trong tay thì các người chỉ có phản xạ vơ vét. Vẫn chưa thỏa dạ các người,
nguyên khí của quốc gia là thanh niên, thì trong chính sách xuất khẩu lao động
của các người trai phải thành lao nô, gái phải là nô tỳ cho các quốc gia láng
giềng. Các người đang điếm nhục hóa cả giống nòi Việt, chỉ vì chữ thương
đã bị thanh toán trong não bộ, đã bị thanh trừng trong não trạng của các người.
Đây là thất bại nội
tâm làm nên thảm bại nội não của các người, nên từ khi các người cướp
được chính quyền, ngày ngày các người cai trị công dân Việt bằng công an trị,
trừng trị các đứa con tin yêu của Việt tộc đã không đồng ý với các ngườibằng lao
lý trị,gần như tất cả dân tộc đều bị xem như kẻ thù không đội trời chung
với các người. Các người đã đứng ngoài, đứng xa, mà còn đứng chặn giòng sinh mệnh
của Việt tộc, vì nơi các người đang đứng trống nhân đạo, rỗng nhân từ, vắng
nhân tâm. Các người đã mang một nội thương mà các người không biết, bi kịch
của nội thương này đã là một ung thư đại tràng ngay trong não bộ của các
người, với não trạng biệt tăm biệt tích tìnhthương.
Các người đi qua nhân
sinh của dân tộc, đi ngang nhân kiếp của giống nòi, mà các người vẫn không hề
hiểu giá trị cốt lõi của cuộc sống tích tụ chung quanh chữ thương. Bi kịch
vô minh sẽ làm nên thảm kịch vô giác của các người, vì tới ngày các người sắp
phải vào quan tài, sắp phải nhập mộ phần của chính các người, mà các người vẫn
không hề hiểu gì về: chiều sâu, chiều rộng, chiều dài, chiều cao của một giá trị
tâm linh, nơi nhân tâm làm nên nhân vị, nơi nhân từ làm
nên nhân bản, nơi nhân nghĩa làm nên nhân tri, tất cả đều
quy tụ chung quanh chỉ một chữ: thương!
Lê Hữu
Khóa
Giáo
sư Đại học* Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie *
Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị
của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Chuyên gia Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên
cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành
viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Hội viên
danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét