Năm 2020, dài đăng đẳng, dài lê thê, dài tưởng chừng
như không dứt, ai cũng mong năm này mau dứt để nhìn về những năm tới, để tái tạo
lại được hy vọng, để cuộc đời đi về hướng ánh sáng. Tại sao vậy? Vì đầu năm
2020 này thì dịch bịnh cúm Tàu bùng lên rồi trùm phủ lên cả nước, giữa năm thì
bão táp, cuối năm thì lụt lở, với bao đồng bào bị thiệt mạng. Tâm khảm người Việt
trong và ngoài nước đau xót nhìn miền Trung với bao kiếp người lênh đênh trên
nước như lê thê trên tử lộ. Nhìn để thấy, thấy để thấu suốt nỗi đau của một đất
nước đang bị phanh thây, và trên đất nước đó thì thân thể cùng sinh mạng của đồng
bào đã không bám được mảnh đất nơi mình đã chôn nhau cắt rốn. Sinh địa quê
hương thủa nào giờ đây đã thành tử địa! với thiên nhiên bị nhân tai đánh tới gục
bằng thủy điện, với môi trường bị rã tan vì tà quyền tham nhũng cấu kết
với ma quyền tham tiền đã diệt coi như gần hết rừng nguyên sinh. Tiêu diệt
rồi tận diệt, với cường độ vận chuyển lũ lượt đưa gỗ quý về biệt dinh, biệt phủ,
biệt thự của tham quan, chính là những đám con nòi của chế độ bạo quyền độc
đảng toàn trị hiện nay của ĐCSVN. Tất cả trong hoạn cảnh của ĐCSVN đã dùng
tỷ tỷ liên hoan các buổi tụ họp để mừng chuẩn bị cho đại hội sắp tới ĐCSVN.
Miền
Trung, từ năm này sang năm kia cam nhận giông bão … nhưng năm nay 2020 thì mật
độ và cường độ của lụt lở lại mang quỷ dạng của tử thần đang trùm phủ lên miền
Trung, rồi sẽ từ từ trùm tỏa lên cả đất nước Việt. Người Việt nghiến răng, bặm
môi, điếng nhìn cái chết của môi trường, mà môi sinh chính là tiền đồ của tổ
tiên đang bị bức tử, với tử thần chỉ nay mai thôi sẽ lần mò tới để đe dọa chính
sự sống của dân tộc. Người dân biết từ lâu là chế độ bạo quyền độc đảng toàn
trị đã áp đặt công an trị để cai trị dân tộc, chỉ để nuôi nấng cho
béo bổ hai đứa con nòi của nó là: tà quyền tham nhũng trị và ma quyền
tham tiền trị. Nhưng nhân cách của người Việt ngày ngày còn bị đám tuyên
giáo thô tục hóa bằng tuyên truyền trị với ý đồ sâu độc của ngu dân
trị, chúng gởi đám âm binh đại diện cho quỷ quyền hành pháp tới tuyên bố giữa
đám tật quyền lập pháp ngay trong Quốc hội là lý do lụt lở năm 2020 là «do
chất da cam của Mỹ» thời xưa, của thế kỷ qua, xảo ngôn đã thành điếm ngữ!
Đám lãnh
đạo từ chính quyền tới chính phủ bằng độc đảng, chúng độc tài nhưng bất tài,
chúng độc trị nhưng không hề biết quản trị, chúng độc quyền nhưng ngày ngày tham
quyền để lạm quyền rồi lộng quyền, mà theo phân tâm học chính
trị thì ngay trong cực quyền chúng đã lâm trọng bịnh cuồng quyền.
Tại đây thì triết học đạo đức và tâm lý học xã hội đã cùng nhau
giải thích rằng đây chính là nội chất của bọn ăn tươi nuốt sống chính sự
sống dân tộc,làbọn ăn dày nuốttrọn chính sức sống giống nòi, chuyện “cơm
bữa” của chúng là ngày ngày ăn tàn phá sạch từ tài nguyên tới thiên
nhiên của đất nước. Chúng bám quyền lực để hủ lậu hóa quyền lợi của chúng, vụ lợi
để tư lợi, đặc quyền để đặc lợi, rồi tự đặc lợi để tự đặc ân, nên chúng dễ dàng
thô tục hóa nhân dân bằng xảo ngữ của tuyên truyền trị, như từ lâu chúng
đã tự điếm nhục hóa chính nhân cách của chúng. Vơ vét tiền bạc của dân tộc, nạo
vét tài nguyên của đất nước, chưa hết chúng tàn phá đến thiên nhiên phải quỵ gục,
chỉ để thỏa lòng tham không đáy là đã trộm, cắp, cướp, giật gỗ quý của rừng
nguyên sinh với hoạn cớ là xây thủy điện.
Tự điếm
nhục hóa nhân cách đã trở thành bản chất của cực quyền trị, tự điếm lận
hóa nhân cách đã trở thành bản sắc cuồng quyền trị của chúng. Nếu mỗi
người Việt tự đặt câu hỏi đâu là nguồn cơn sâu xa trong nỗi khổ niềm đau
của Việt tộc hiện nay? Thì nội lực liên minh của học thuật, nghiên cứu, khảo
sát, điều tra điền dã của các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn
đã thẳng thắn mà thông báo cho chúng ta biết là nguồn cơn sâu xa tới từ bạo
quyền độc đảng toàn trị, bạo hành công an trị, tà quyền tham nhũng trị, ma
quyền tham tiền trị, quỷ quyền tuyên truyền trị, âm quyền ngu dân trị. Mỗi
công dân Việt hãy bắt đầu tự nghĩ suy từ đây, mà thấy cho thấu chiều sâu, chiều
rộng, chiều dày, chiều dài về nỗi đau sâu suốt của Việt tộc hiện nay, vì nhìn
mà không thấy thì không khác gì đã bị lòa, thấy mà không thấu thì không khác gì
đã bị lãng!
Xin kể một
chuyện lạ trong (vô) tri thức của các quan chức ĐCSVN, đây cũng là câu
chuyện kể về miền Trung trong ca khúc Nước non ngàn dặm ra đi của nhạc
sĩ Phạm Duy, ca khúc này kể đoạn đường“đi làm dâu” từ miền Bắc vào miền
Trung của Huyền Trân công chúa, đã thuận ý với cha là Trần Nhân Tông để thuận
hôn với Chế Mân vì hòa bình của hai quốc gia, Chàm và Việt. Tôi chỉ trích ra chỉ
một ca từ thôi trong tuyệt phẩm này: “Nước non ngàn dặm ra đi… Dù đường
thiên lý xa vời… cũng không dài bằng lòng thương mến người”. Tôi giới thiệu
câu này để đề nghị là các quan chức ĐCSVN mà tôi đã được gặp, hãy cùng tôi bình
luận để bình phẩm ca từ này. Tại sao phải bình phẩm ca từ này? Bình-phẩm-để-tiếp-nhận-nhân
phẩm của Việt tộc trong lý luận đạo lý Việt “Dù đường thiên lý xa vời… cũng
không dài bằng lòng thương mến người”, mà tụ điểm đạo đức Việt chính là:
lòng thương mến người. Tôi rất ngạc nhiên không những về sự (vô) minh luận
của các quan chức ĐCSVN khi họ tiếp nhận ca từ này, vì sao bao năm rồi tôi vẫn
chưa thấy ai trong đám quan chức ĐCSVN bình-luận-đúng-để-bình-phẩm-trúng về ca
từ này. Với tháng rộng năm dài, tôi đã phải kết luận là các quan chức ĐCSVN đã
không biết hoặc không hiểu gì về nội lý đức hạnh của tổ tiên Việt đã làm
nên nội công đạo đức của giống nòi Việt là: “Dù đường thiên lý xa vời…
cũng không dài bằng lòng thương mến người”. Nếu không biết, không hiểu,
không có lòng thương mến người thì làm sao thấu được nỗi khổ niềm đau
của dân tộc! Đây chính là thảm bại vô cùng tận của các quan chức ĐCSVN, mà
cũng chính là thảm họa vô cùng lớn của Việt tộc.
Lê Hữu
Khóa
Giáo
sư Đại học* Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie *
Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị
của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Chuyên gia Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên
cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành
viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Hội viên
danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét